Danh mục

Lý thuyết đại cương về siêu âm tim

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1932, Dussik là người đầu tiên sử dụng siêu âm để khảo sát não. Edler và Hertz đã ghi được sự hoạt động của van 2 lá bằng phương pháp siêu âm từ năm 1954. Hiệu ứng Doppler - siêu âm để đo tốc độ dòng máu ra đời từ năm 1957. Vào...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết đại cương về siêu âm tim SIÊU ÂM TIM1. Đại cương.Siêu âm tim là một phương pháp thăm dò không xâm phạm, tin cậy, đơn giản,giúp cho ta khảo sát hình thái, chức năng và huyết động học của các buồng tim,vách tim, màng ngoài tim, các mạch máu lớn nối với tim.Năm 1932, Dussik là người đầu tiên sử dụng siêu âm để khảo sát não. Edler vàHertz đã ghi được sự hoạt động của van 2 lá bằng phương pháp siêu âm từ năm1954. Hiệu ứng Doppler - siêu âm để đo tốc độ dòng máu ra đời từ năm 1957. Vàonhững năm 60 của thế kỷ XX, siêu âm kiểu 2 bình diện tĩnh ra đời và với sự ra đờicủa công nghệ điện tử-mạch tổ hợp, mạch vi xử lý thì siêu âm kiểu 2 bình diệnđộng đã được ứng dụng vào lâm sàng. Gần đây siêu âm Doppler, siêu âm Dopplermàu, Doppler tổ chức, siêu âm qua thực quản đã làm cho siêu âm tim được ứngdụng ngày càng nhiều hơn và điều trị có hiệu quả hơn.1.1. Nguyên lý của siêu âm tim:Siêu âm là một dạng năng lượng gây ra bởi những xung động cơ học có tần số trên20000 Hertz. Siêu âm được tạo thành từ điện năng là do một bộ phận nhận biếnbằng chất áp điện. Sóng siêu âm được phát ra đều đặn với chu kỳ khoảng 1.000lần/giây và đi vào các tổ chức của cơ thể. Khi gặp các tổ chức, sóng siêu âm phảnxạ trở lại và đến bộ phận nhận biến rồi được chuyển thành điện năng, đượckhuyếch đại và hiện lên màn hình. Quan sát màn hiện sóng, người ta biết được cácvị trí tương ứng của những thành phần nằm trong môi trường có chùm siêu âm điqua.1.2. Các loại siêu âm tim thường được sử dụng trên lâm sàng:+ Phân loại theo nguyên lý hoạt động: - Siêu âm tim một chiều: thăm dò các thành phần giải phẫu của tim bởi mộtchùm siêu âm duy nhất. - Siêu âm 2 chiều: thấy được những nhát cắt về mặt giải phẫu của tim. Hìnhảnh thấy được gần giống như giải phẫu thực của nó do sự quét nhanh từ đầu dòcủa nhiều chùm siêu âm và do tác dụng tồn lưu ánh sáng trên màn hình. - Siêu âm Doppler: bằng hiệu ứng Doppler, người ta đã đưa vào sử dụngDoppler xung, Doppler liên tục, Doppler màu, Doppler tổ chức giúp cho khảo sátđược biến đổi hình thái, chức năng và huyết động của tim.+ Phân loại theo vị trí làm siêu âm tim: - Siêu âm tim qua thành ngực. - Siêu âm tim qua thực quản.2. Một số mặt cắt thông thường trong siêu tim âm qua thành ngực.Đầu dò thường được đặt ở liên sườn 3-4 cạnh xương ức bên phía trái. Ngoài ra cóthể đặt đầu dò ở mỏm tim, dưới bờ sườn, ở hõm trên ức...2.1. Cách quét đầu dò và hình ảnh ghi được trong siêu âm một chiều theo thờigian (siêu âm TM: time motion):Đầu dò thường đặt ở khoảng liên sườn 3-4 sát bờ trái xương ức. Tùy theo hướngchếch của đầu dò mà hình ảnh thu được sẽ khác nhau. Thông thường, người taquét đầu dò theo hướng từ 1 đến 4, từ đó có đ ược hình ảnh siêu âm TM như hìnhảnh dưới đây:Sơ đồ 6. Minh hoạ hình ảnh siêu âm kiểu TMkhi quét đầu đò từ mỏm tim đến đáy tim. ĐD: đầu dò TN: thành ngực TTTP: thành trước, thất phải TSTT: thất phải VLT: vách liên thất TT: thất trái TSTT: thành sau thất trái LT: lá trước van 2 lá LS: lá sau van 2 lá ĐMC: động mạch chủ NT: nhĩ trái MNT: màng ngoài tim2.2. Các mặt cắt qua tim trên siêu âm tim 2 bình diện:Đầu dò có thể đặt ở liên sườn 3-4 cạnh bờ trái xương ức hoặc mỏm tim, dưới bờsườn gần mũi ức, hõm trên ức...Tùy theo độ chếch của đầu dò mà hình ảnh các mặt cắt qua tim khác nhau. Có 3mặt phẳng chủ yếu là: mặt phẳng trục dài, mặt phẳng trục ngắn và mặt phẳng qua4 buồng tim.Mặt phẳng trục dài là mặt phẳng song song với trục dài của tim và cắt lớp timvuông góc với mặt lưng và mặt bụng.Mặt phẳng trục ngắn là mặt phẳng cũng cắt lớp tim vuông góc với mặt l ưng vàmặt bụng, nhưng vuông góc với trục dài của tim.Mặt phẳng qua 4 buồng tim là mặt phẳng cắt lớp tim gần song song với mặt lưngvà mặt bụng. Từ mặt phẳng 4 buồng tim, ta xoay nhẹ đầu dò theo chiều kim đồnghồ sẽ được mặt cắt qua “5 buồng tim”, nếu xoay nhẹ đầu dò từ mặt cắt 4 buồngtim theo chiều ngược kim đồng hồ sẽ được mặt cắt 2 buồng tim.3. Hình ảnh siêu âm của các van tim, buồng tim.3.1. Các van tim:3.1.1. Van 2 lá:Để quan sát van 2 lá trên siêu âm tim, người ta thường xem ở các mặt cắt cạnh ứctrục dài, cạnh ức trục ngắn, 4 buồng tim và 2 buồng tim.+ Van 2 lá bao gồm 2 lá van là lá trước (lớn hơn) và lá sau (nhỏ hơn). Phía mépvan được giữ bởi các tổ chức dưới van gồm 2 cơ nhú (trước bên và sau giữa) cùngcác dây chằng.+ Trên siêu âm TM: van 2 lá đóng mở đều đặn. Trong thời kỳ tâm tr ương, 2 lá vandi động về 2 phía ngược chiều nhau: với lá trước có dạng chữ M, lá sau có dạngchữ W. Trong thời kỳ tâm thu, 2 lá van đóng kín lại tạo th ành một đường thẳngdốc dần lên (đoạn CD).Hình 12. Hình ảnh siêu âm kiểu TM của van 2 lá. 1. Van 2 lá bình thường. 2. Hẹp lỗ van 2 lá. Độ dốc tâm trương (dốc EF) của van 2 lá bình ...

Tài liệu được xem nhiều: