Danh mục

Lý thuyết rủi ro và phần thưởng trong Quản trị Chuỗi Cung ứng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác, nó điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Đây là sự tiếp nối tự nhiên của khái niệm Kinh doanh, xuất hiện trong quá trình thích ứng của công nghệ thông tin hiện đại với thực tế phát triển của hoạt động kinh doanh. Chuỗi cung ứng phát triển dài hơn và phức tạp hơn, khi các công ty...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết rủi ro và phần thưởng trong Quản trị Chuỗi Cung ứng Rủi ro và phần thưởng trong Quản trị Chuỗi Cung ứngChuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kêvà điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ,hay nói cách khác, nó điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Đây là sự tiếpnối tự nhiên của khái niệm Kinh doanh, xuất hiện trong quá tr ình thích ứng củacông nghệ thông tin hiện đại với thực tế phát triển của hoạt động kinh doanh.Chuỗi cung ứng phát triển dài hơn và phức tạp hơn, khi các công ty đẩy mạnhhoạt động ở những lãnh thổ mới để tìm kiếm chi phí thấp hơn.Vậy bạn cần làm gì để kiểm soát rủi ro của chuỗi cung ứng? Kinh doanh mở rộngđi đôi với việc chuỗi cung ứng phát triển phức tạp hơn bao giờ hết, nên câu hỏinày cũng trở nên khó trả lời hơn trước. Bạn có nên giữ hàng tấn sản phẩm tồn kho,để rồi chúng lặng im đi vào quên lãng không? Có nên xây dựng thật nhiều kếhoạch dự phòng, điều mà hầu hết các nhà quản lý không làm, hay không? Hay cónên nghĩ về bức tranh toàn cảnh và rút lui khỏi những giao dịch nhằm tiết kiệm chiphí, nhưng buộc bạn phải di chuyển tới những vùng đất xa xôi chưa người khaiphá? Mặc dù không có câu trả lời nào là dễ dàng, và trong hầu hết các trường hợp,không có câu trả lời nào là đúng tuyệt đối, nhưng dù sao vẫn có những “chiếcphao” giúp bạn tìm ra cách quản lý hiệu quả và đạt được trạng thái cân bằng về lợinhuận tiềm năng, tức là lợi nhuận cho cả nhà quản lý chuỗi cung ứng, nhà lập kếhoạch chiến lược và các giám đốc điều hành cấp cao.Trước hết, điều quan trọng là phải nghiên cứu chiến lược cơ bản về cung ứng chothị trường để đảm bảo rằng bạn đang theo đúng tiến trình vạch ra, nhằm hỗ trợ tốtnhất cho doanh nghiệp của mình; tiếp theo là quyết định các chiến thuật phù hợpđể thực hiện chiến lược của bạn. Quá trình gồm hai bước này nghe có vẻ đơn giản,nhưng để thực hiện nó sao cho hiệu quả, bạn phải nắm vững các chiến lược quantrọng của công ty, sẵn lòng đầu tư vào các hình thức phân tích nội lực mới, nhưlập mô hình đầu tư, và chuẩn bị sẵn sàng để ra các quyết định có thể đi ngược lạicác tiền lệ của tổ chức.Bước 1: Chiến lượcĐể xác định chính xác trạng thái thăng bằng giữa rủi ro và cơ hội, các nhà sảnxuất, phân phối và bán lẻ cần phải xem xét chiến lược thị trường sau mỗi khoảngthời gian nhất định. Có hai cách hữu hiệu để giải quyết bản chất của rủi ro: (1) rútngắn chuỗi cung ứng để giảm thời gian quay vòng và ngăn chặn nguy cơ đứt gãychuỗi cung cứng, hoặc (2) tối ưu hóa danh mục các nguồn và vị trí chuỗi cung ứngđể có được tính linh hoạt thông qua sự đa dạng hóa. Nhiều công ty đổi mới đã ápdụng phương thức đầu tiên một cách hiệu quả, dù gặp phải một số khuyết điểm làtrên thực tế, phương thức này cản trở không cho công ty tận dụng triệt để các lợiích kinh tế của việc mở rộng chuỗi cung ứng tr ên phạm vi quốc tế.Với công ty đặt mục tiêu đưa các chuỗi cung ứng vào sâu hơn tại những thị trườngmới, thì chiến lược thứ hai có thể cung cấp một số ưu điểm không thể phủ nhận. Ýtưởng tối ưu hóa các nguồn lực, vị trí sắp đặt và các địa điểm phân phối… xuấtphát từ góc độ tài chính, đồng thời xây dựng khung lý thuyết giúp đánh giá mốiquan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Mục tiêu đặt ra là tạo chiến lược chuỗi cung ứngphù hợp nhất với nhu cầu tổng thể của công ty dựa trên sự mô hình hóa, qua đó thểhiện các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của các chiến thuật khác nhau. Cuối cùng, côngty có thể phối kết hợp các chiến thuật khác nhau với sự bố trị các nguồn lực, vịtrí… sao cho khả năng hỗ trợ chiến lược của công ty được tối đa hóa.Việc tạo ra một danh mục như thế được bắt đầu bằng quá trình xây dựng một tậphợp các dự án chuỗi cung ứng để hỗ trợ doanh nghiệp theo các cách khác nhau. Vídụ, một dự án có thể tập trung vào tốc độ tiếp cận thị trường, dự án khác lại chútrọng đến chất lượng sản xuất, còn dự án thứ ba nhấn mạnh vào mục tiêu giảm chiphí. Tương tự như vậy, rủi ro trong chuỗi cung ứng phải được gắn liền với mỗi dựán được xác lập, xếp loại và định lượng. Khi đó, các lợi ích và rủi ro đã dự đoántrước có thể được mô hình hóa và được thể hiện bằng biểu đồ. Giải pháp tối ưu sẽnằm trong “khoảng hiệu quả,” tức là khoảng giao nhau giữa các sự lựa chọn manglại lợi ích cao nhất, với một mức độ rủi ro thấp nhất. Mấu chốt ở đây l à kết hợpcác yếu tố của chuỗi cung ứng, bao gồm cả các rủi ro không có mối quan hệ trự ctiếp với nhau. Nói cách khác, bạn đang tìm cách giảm thiểu khả năng xảy ra hiệuứng đô-mi-nô, trong đó trục trặc ở một điểm của chuỗi cung ứng có thể gây nguyhiểm cho các điểm khác. Bạn có thể chọn một chiến lược tối ưu từ một số chiếnlược hiệu quả, bằng cách thử nghiệm các kết hợp khác nhau của rủi ro và lợi ích.Việc mô hình hóa danh mục nguồn và vị trí cung ứng sẽ tạo ra một số ưu điểm.Trước tiên, mô hình này cho phép các giám đốc tài chính và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: