Danh mục

LÝ THUYẾT TIỀN TỆ - SẢN XUẤT HÀNG HÓA - TIỀN TỆ VÀ NHÀ NƯỚC - 8

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.93 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tránh áp dụng những hạn chế đối với thanh toán thường xuyên. Tránh việc thu xếp, thanh toán tiền tệ có sự phân biệt. Chuyển đổi các số dư tiền tệ do các thành viên khác nắm giữ. Gửi và trao đổi các thông tin cho quỹ theo yêu cầu của quỹ. Trao đổi, tham khảo, lấy ý kiến của các thành viên về các hiệp định, thoả thuận quốc tế hiện hành. Có nghĩa vụ hợp tác với quỹ và các thành viên về các chính sách đối với các tài sản dự trữ. d. Nguồn vốn của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÝ THUYẾT TIỀN TỆ - SẢN XUẤT HÀNG HÓA - TIỀN TỆ VÀ NHÀ NƯỚC - 8 _ Tránh áp dụng những hạn chế đối với thanh toán thường xuyên. _ Tránh việc thu xếp, thanh toán tiền tệ có sự phân biệt. _ Chuyển đổi các số dư tiền tệ do các thành viên khác nắm giữ. _ Gửi và trao đổi các thông tin cho quỹ theo yêu cầu của quỹ. _ Trao đổi, tham khảo, lấy ý kiến của các thành viên về các hiệp định, thoả thuận quốc tếhiện hành. _ Có nghĩa vụ hợp tác với quỹ và các thành viên về các chính sách đối với các tài sản dựtrữ. d. Nguồn vốn của IMF: bao gồm nguồn tự có và nguồn đi vay. _ Nguồn vốn tự có do các thành viên đóng góp theo hạn mức của mình và thu nhập ròngcủa quỹ không đem phân chia. Nguồn vốn gồm có vàng, SDR và tiền của các nước thành viên.Tiêu chuẩn xác định mức đóng góp của các nước thành viên là tiềm năng kinh tế và vị trí của mỗinước trong nền kinh tế thế giới. Giá trị nguồn vốn của IMF được biểu hiện bằng đồng SDR ( Quyền rút vốn đặc biệt). SDRđược hình thành dựa trên cơ sở giá trị của 5 đồng tiền chính: USD, FF, DM, GBP, JY. _ IMF có thể bổ sung nguồn vốn của quỹ bằng cách đi vay. Quỹ có một số thoả thuận vaymượn trong thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ bổ sung ngày càng tăng lên của các nước thànhviên. e. Các hình thức tài trợ của IMF: _ Các hình thức sử dụng nguồn vốn chung của quỹ: Sử dụng nguồn vốn chung của quỹ là hình thức các nước thành viên dùng đồng tiền củamình mua SDR của quỹ hay đồng tiền của một nước thành viên khác để sử dụng trong một thờihạn xác định nào đó, chủ yếu là dùng cho nhu cầu về cán cân thanh toán. Có các hình thức cụ thểsau đây: + Rút vốn dự trữ: Đây là việc một nước thành viên được quyền rút ra 25% số vốn góp bằng ngoại tệ tự dochuyển đổi đã đóng vào IMF để bù đắp thiếu hụt trên cán cân thanh toán với điều kiện là nướcnày phải nộp vào quỹ một số tiền quốc gia tương đương và đến kỳ hạn thoả thuận phải nộp lại sốngoại tệ đã rút và thu lại số tiền quôc gia. Rút vốn dự trữ không mang tính chất vay mượn, khôngcó lãi suất, chỉ thu lệ phí. + Tín dụng thông thường theo đợt: Nước thành viên có thể mua 4 đợt tín dụng, mỗi đợt bằng 25% hạn mức đóng góp của mìnhvào quỹ. Hình thức này phục vụ giải quyết khó khăn về các cân thanh toán và vay dự phòng. + Cho vay dự phòng và mở rộng: Cho vay dự phòng của IMF nhằm hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn của cán cân thanh toán. Cho vaymở rộng là hình thức tài trợ bổ sung theo yêu cầu khẩn thiết của các nước thành viên để khắcphục thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế ngoài khoản IMF đã cho vay theo mục đích này. 162 Thời hạn cho vay là 1 - 2 năm đối với vay dự phòng và 3 - 4 năm đối với vay mở rộng. + Tài trợ giảm bớt nợ và thanh toán nợ: Số tiền tài trợ cho mục đích này được quyết địnhcho từng trường hợp và phù hợp với cán cân thanh toán và mức độ mạnh mẽ của chương trìnhđiều chỉnh do các nước thành viên thực hiện. + Tài trợ khẩn cấp liên quan đến thiên tai: Hình thức này có thể được quỹ xem xét trong trường hợp thiên tai ảnh hưởng xấu đến cáncân thanh toán. _ Các hình thức cho vay trợ giúp đặc biệt: + Tài trợ bù đắp và khẩn cấp: Tài trợ bù đắp giúp các nước hội viên khắc phục sự thiếu hụt trên cán cân thanh toán doviệc giảm mức xuất khẩu có tính chất tạm thời và khách quan. Tài trợ bất ngờ sẽ được sử dụng khi một nước thành viên chịu tác động của các biến cốnhư: sự sụt giá của các sản phẩm cơ bản, sự nâng cao của lãi suất quốc tế, những biến động vềdịch vụ, du lịch... + Tài trợ chứng khoán đệm: Hình thức này để tài trợ cho chứng khoán hàng hoá, các đại lýchứng khoán. _ Các hình thức tài trợ cho các nước thành viên có thu nhâp thấp: + Cho vay điều chỉnh cơ cấu ( SAF): Là hình thức cho vay ưu đãi cao để hỗ trợ cho cácchương trình điều chỉnh cơ cấu và kinh tế vĩ mô ở các nước có đủ điều kiện được vay đang ở tìnhtrạng tỉ lệ tăng trưởng thấp, thu nhập đầu người thấp, gánh nặng nợ nước ngoài kéo dài nhiềunăm. Số tiền cho vay SAF cho mỗi nước có thể bằng 47% hạn mức đóng góp của nước đó và rútvốn trong 3 năm, số tiền này cũng có thể tăng lên đến 70%. Lãi suất 0,5%/năm, thời hạn vay là 10năm với năm 5 ân hạn. + Cho vay điều chỉnh cơ cấu tăng cường và mở rộng ( ESAF): Dùng để hỗ trợ cho các chương trình điều chỉnh ở các nước thành viên mà SAF không đủhỗ trợ. Thông thường, mục tiêu các chương trình điều chỉnh có sự hỗ trợ cho vay ESAF rộng hơnmục tiêu cho vay SAF. Vay ESAF có thể lên tới 250%, tối đa là 350% hạn mức đóng góp. Rút vốn một năm 2 lần,lãi suất 0,5%/ năm, thời hạn vay 10 năm ( 5 năm ân hạn). + Quỹ tín thác: Cho vay từ quỹ này nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán với điều kiện ưu đãi. f. Quan hệ của Việt nam với IMF: _ Năm 1956, Chính phủ Việt nam cộng hoà đã đóng góp vào quỹ IMF 62 triệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: