Danh mục

MÃ VÀ MÃ VĂN HÓA

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.44 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mã và mã văn hoá là những khái niệm nằm trong lĩnh vực rộng hơn là môi trường văn hoá. Khi tìm hiểu vấn đề mã và mã văn hoá chúng ta không thể không liên hệ tới khái niệm văn hoá. Tuy nhiên, văn hoá là một khái niệm rộng, nó không phải một cái gì cụ thể, không có hình khối, không thể sờ mó..., nó có mặt ở mọi nơi và có thể cảm nhận được không mấy khó khăn. Bởi văn hoá chính là khuynh hướng lựa chọn, ứng xử của con người trong quá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÃ VÀ MÃ VĂN HÓA MÃ VÀ MÃ VĂN HÓA Nguyễn Thị Bích Hà PGS. TS. Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Mã và mã văn hoá là những khái niệm nằm trong lĩnh vực rộng hơn là môi trường văn hoá. Khi tìm hiểu vấn đề mã và mã văn hoá chúng ta không thể không liên hệ tới khái niệm văn hoá. Tuy nhiên, văn hoá là một khái niệ m rộng, nó không phải một cái gì cụ thể, không có hình khối, không thể sờ mó..., nó có mặt ở mọi nơi và có thể cảm nhận được không mấy khó khăn. Bởi văn hoá chính là khuynh hướng lựa chọn, ứng xử của con người trong quá trình sống. Nó được hình thành trong lịch sử, dưới tác động của môi trường tự nhiên (điều kiện địa lí, địa hình), môi trường xã hội (điều kiện lịch sử, điều kiện sống, tổ chức xã hội,...) mà tạo thành. Vì vậy văn hoá mang tính ổn định và tính lịch sử, làm thành một truyền thống riêng, đặc điểm riêng là cái mà người ta dễ nhận ra, dễ so sánh khi tiếp xúc và giao lưu với những nền văn hoá khác. Càng ngày người ta càng quan tâm tìm hiểu vấn đề văn hoá thông qua việc nghiên cứu bản chất văn hoá, giao lưu văn hoá, đối thoại văn hoá, biểu tượng văn hoá... Hiện nay, trên thế giới có đến gần 500 định nghĩa khác nhau về khái niệm này. ở Việt Nam, nửa cuối những năm 80 và đặc biệt là những năm 90 của thế kỉ XX các nhà văn hoá đã rất chú ý đến việc xác định khái niệm và nội hàm văn hoá (Đoàn Văn Chúc, Chu Xuân Diên, Nguyễn Đăng Duy, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Phạm Thái Việt, Trần Quốc Vượng,...)1. Tuy nhiên, từ những góc độ quan tâm khác nhau mà khái niệm văn hoá mỗi người đưa ra vừa có những tương đồng vừa có đôi khía cạnh khác biệt. Theo chúng tôi, Văn hoá là phức thể các giá trị vật chất, tinh thần do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử dài lâu mà tạo nên. Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của cộng đồng. Như vậy, văn hoá là các giá trị và tổng hoà của các giá trị do con người tạo ra. Khi con người tác động đến tự nhiên, họ tạo ra các giá trị vật chất như: ăn, mặc, ở... Khi con người tác động đến các yếu tố xã hội, họ tạo ra các giá trị tinh thần như: tôn giáo, đạo đức, triết học, phong tục tập quán... Khi con người tác động đến chính con người (theo các chuẩn mực xã hội), họ tạo nên các giá trị như: Chân (thật) – giá trị nhân bản; Thiện (tốt) – giá trị nhân đạo; Mĩ (đẹp) – giá trị nhân văn. Văn hoá là những giá trị, giá trị đó do con người tạo ra, vì vậy các loài động vật khác dù có cao cấp đến đâu cũng chỉ hành động theo bản năng sinh tồn chứ không sáng tạo văn hoá. Khi con người tác động vào tự nhiên, họ tạo ra thiên nhiên thứ hai, cái thiên nhiên không còn hoang sơ, thô mộc mà đã là thiên nhiên được gọt tỉa, uốn nắn theo những mục đích mà con người đặt ra từ trước khi tác động vào nó. Thiên nhiên đó mang tính ý thức. Cây vốn tồn tại trong tự nhiên, nhưng khi con người mang cây về trồng, họ đã tính toán trước xem cái cây ấy nên trồng ở đâu, để làm gì, trồng như thế nào... đó là kết quả của tư duy, có tính mục đích. Đó là sản phẩm văn hoá. Khi con người sống trong xã hội, họ tác động đến các hoạt động xã hội, cải tạo xã hội, làm cho nó vận động và phát triển theo mục đích tác động của mình. Vì vậy, xã hội phức tạp và về cơ bản có các hình thái khác nhau từ thấp lên cao. Chỉ có con người với tư duy trừu tượng mới hình dung ra mô hình xã hội, cải tạo và phát triển xã hội theo những hình thái khác nhau như vậy. Văn hoá còn là kết quả của sự vận động, sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp. Như vậy, không phải tất cả mọi sự biến đổi do con người tạo ra đều là sản phẩm văn hoá, đều mang đặc trưng văn hoá. Ngay khi một sản phẩm được sáng tạo, theo nghĩa hẹp, nó chưa phải là văn hoá bởi nó chưa qua thử thách, chưa được chọn lựa và chấp nhận như một giá trị. Vì vậy bên cạnh khái niệm văn hoá, chúng ta mới có khái niệm phi văn hoá, thiếu văn hoá. Xu hướng tiếp nhận của con người bao giờ cũng hướng tới cái đẹp, cái hoàn thiện. Vì vậy quy luật của văn hoá luôn là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật, điều đó phải được lựa chọn và thẩm định qua thời gian. Và sau sự chọn lựa một cách tự nhiên ấy, cái gì còn lại luôn thể hiện tính văn hoá, luôn là cái đẹp mang đặc điểm quan niệm mỗi thời đại. Khi ta nói “ứng xử có văn hoá”, có nghĩa đã bao hàm cái đẹp trong lối ứng xử đó. Chúng ta đều biết, trà là thứ đồ uống được cả thế giới ưa chuộng, cả thế giới uống nước trà, nhưng coi uống trà như một phương tiện giải khát sẽ khác với uống trà như sự thưởng thức; một bên là nhu cầu tồn tại, còn bên kia là nhu cầu hưởng thụ; một bên giúp người ta sinh tồn, còn bên kia giúp người ta thành nghệ sĩ. Thưởng thức nước trà chính là một nhu cầu văn hoá. Do khái niệm và nội hàm văn hoá rất rộng nên không ai có thể nói rằng mình đã tìm hiểu đến tận cùng một nền văn hoá, cũng không ai có thể khẳng định ...

Tài liệu được xem nhiều: