Danh mục

Mách mẹ mẹo chăm sóc răng cho bé thật tốt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.21 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chăm sóc răng cho bé ngay từ nhỏ rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả việc phát triển và sức khỏe răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Chăm sóc răng qua các giai đoạn mọc răng của trẻ Chuẩn bị mọc răng: 0-6 tháng Vệ sinh nướu giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mách mẹ mẹo chăm sóc răng cho bé thật tốtMách mẹ mẹo chăm sóc răng cho bé thật tốtChăm sóc răng cho bé ngay từ nhỏ rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả việcphát triển và sức khỏe răng miệng của trẻ khi trưởng thành.Chăm sóc răng qua các giai đoạn mọc răng của trẻChuẩn bị mọc răng: 0-6 thángVệ sinh nướu giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng.Cho nên trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý vệ sinh nướu cho bé vài lần 1 ngày vànhớ vệ sinh cả hàm trên và hàm dưới.Răng sữa có thể mọc trong khoảng từ 3 – 12 tháng, trung bình là gần 6 tháng. Răngđược hình thành trong tử cung, do đó, những vitamin, khoáng chất như canxi vàphốt pho được mẹ bổ sung từ khi mang thai đã đóng vai trò quan trọng trong sựphát triển răng của bé.Trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trước khi bé mọc răng sữa, bé thường chảynước dãi nhiều và thích nhai bất cứ vật gì bé có được.Lúc này, bạn nên vệ sinh chỗ mọc răng của bé bằng một miếng gạc, hoặc khănsạch. Nên vệ sinh trước khi bé đi ngủ và sau bữa ăn sáng để tránh vi khuẩn phá vỡbề mặt răng sữa của bé.Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đến nha sĩ khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khibé mọc chiếc răng đầu tiên.Giai đoạn trẻ chuẩn bị mọc răng mẹ cần chăm sóc thật cẩn thận để tránh vi khuẩnhình thành, gây hại cho nướu của trẻTừ 6-12 thángKể từ lúc mọc chiếc răng đầu tiên, bé sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng nữa,chúng xuất hiện theo thứ tự: răng cửa trung tâm thấp hơn, răng cửa trung tâm trênvà răng cửa phía dưới. Thời gian này, nếu bé cảm thấy ngứa lợi, hãy để béngậm núm vú giả để tránh việc bé mút tay, đụng chạm vào nướu, lợi gây đau.Bạn nên vệ sinh răng cho bé bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp nướu bằng gạc hoặckhăn. Nếu trẻ cảm thấy đau trong thời kỳ mọc răng, hãy tham khảo bác sĩ về việcdùng thuốc giảm đau cho con.Từ 12 - 18 thángNếu đã 15 tháng mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên, hãy đưa bé tới khám nhakhoa để kiểm tra nướu răng, bác sĩ có thể kiểm tra xem răng có ở dưới bề mặt vàchà nướu của bé để giúp chiếc răng có thể mọc. Một số bé ở giai đoạn này, có thểcảm thấy khó chịu bởi sử thay đổi của cơ thể, bé có thể bị sốt, cảm thấy mệt mỏi,quá nóng hoặc quá lạnh.Ở độ tuổi này, bạn đã có thể sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ. Nên chọn loại cóchổi lông mềm mại, và sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ, đềphòng nếu trẻ có lỡ nuốt kem đánh răng trong khi vệ sinh răng miệng. Ảnh minh họaMột số lưu ý khác khi chăm sóc răng cho béMột số bé có thể bị chậm mọc răng, đây không phải dấu hiệu bệnh lý. Nguyênnhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu hoặc do chế độ ăn uống.Khi trẻ được 1 tuổi, mà vẫn chưa mọc răng thì đây được coi là tình trạng bấtthường, do bé thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bạn cần bổ sung cho trẻ ăn nhiều chấtđạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.Có một số triệu chứng khi mọc răng có thể làm bé khó chịu tuy nhiên cha mẹ cũngkhông nên quá lo lắng bởi đây là tình trạng sinh lý bình thường nhiều trẻ gặp phải.Đó là, khi mọc răng, trẻ có thể mệt mỏi, hay quấy khóc, ít ngủ, chảy nước miếng.Ngoài ra, khi mọc răng, một số trẻ còn bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân bị lỏngĐể răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau cho trẻ và rất có thể nhiễm trùng răngmiệng, điều này sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, lười ăn uống dẫn đến sút cân.Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của trẻ nên khithấy trẻ có những dấu hiệu trên đã rất lo lắng và tự cho trẻ uống các loại thuốc bổ,vitamin… Những lúc như vậy, cha mẹ nên bình tĩnh và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ởcác viện Nhi để được điều trị đúng tình trạng. Thường những dấu hiệu trên sẽ xuấthiện và tự hết trong vòng từ 3-7 ngày.Chăm sóc trẻ mọc răngBạn có thể làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho trẻ vật nhẹ, mềm để trẻ cắn nhưvòng mọc răng, núm vú giả…Nếu trẻ bị sốt cao và đau nhiều trong thời gian mọc răng sữa. có thể dùngparacetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lường theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đốikhông để trẻ sốt quá cao.Chú ý tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Dùng miếng gạch hoặc vải mềm nhúngnước nhẹ nhàng lau và mat xa nướu.Trong ăn uống hàng ngày, không nên cho trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh. Ngoài ra,bổ sung thêm hàm luợng can xi trong thành phần bữa ăn hàng ngày.Nếu trẻ quấy khóc, không chịu ăn kéo dài nhiều ngày, sụt cân, hãy cho trẻ đếnkhám bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp. ...

Tài liệu được xem nhiều: