Da bụng đau (thực), da bụng ngứa (hư) (LKhu.10). Lưng đau, toát mồ hôi, khi mồ hôi khô thì thoát nước, lúc uống nước rồi thì muốn chạy (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41). - Nam bị sán khí, nữ bị đái hạ, tích tụ (‘Cốt Không Luận’ - TVấn. 60). - Nam bị thất sán (7 loại sán khí), nữ bị hà tụ (trưng hà, tích tụ) (Nan Kinh 29). - Trong bụng có khí tụ như ngón tay đau xông lên tim không thể cúi ngửa gì được (Mạch Kinh, Q. 2). - Thoái vị, bạch đới, ho,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MẠCH NHÂM MẠCH NHÂM Phần 1 BIỂU HIỆN BỆNH LÝ - Da bụng đau (thực), da bụng ngứa (hư) (LKhu.10). Lưng đau, toát mồ hôi, khi mồ hôi khô thì thoát nước, lúc uống nướcrồi thì muốn chạy (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41). - Nam bị sán khí, nữ bị đái hạ, tích tụ (‘Cốt Không Luận’ - TVấn. 60). - Nam bị thất sán (7 loại sán khí), nữ bị hà tụ (trưng hà, tích tụ) (NanKinh 29). - Trong bụng có khí tụ như ngón tay đau xông lên tim không thể cúingửa gì được (Mạch Kinh, Q. 2). - Thoái vị, bạch đới, ho, khó thở, bệnh ở hệ tiết niệu, sinh dục (TrungQuốc Châm Cứu Học Khái Yếu). - Trĩ, tiêu chảy, kiết l, sốt rét, ho, ói ra máu, thiếu máu, răng đau, họngsưng, tiểu không thông, ngực và vùng thượng vị đau, ngăn nghẹn, sinh xongbị trúng phong, lưng đau, thai chết không xổ ra, lạnh ở vùng bụng rốn, nônmửa, nấc, vú đau, băng lậu, băng huyết (Châm Cứu Học Thượng Hải ). - Thoái vị, đới hạ (khí hư), bụng có khối u, không sinh đẻ được, bệnhở hệ tiết niệu, sinh dục, dạ dầy, họng, thanh Quản (Châm Cứu Học ViệtNam) 1- ĐẶC TÍNH - Quản lý các kinh Âm. - Giao hội với: + Kinh Thái Âm Tỳ ở huyệt Trung Quản (Nh 12). + Kinh Quyết Âm Can ở huyệt Ngọc Đường (Nh 18). + Kinh Thiếu Âm Thận ở huyệt Liêm Tuyền (Nh 23). - Nhâm Mạch nhận khí của: •. Can ở huyệt Khúc Cốt (Nh 2). • . 3 kinh Âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) ở huyệt Trung Cực (Nh 3) vàQuan Nguyên (Nh 4). • . Thận và mạch Xung ở huyệt Âm Giao (Nh 7). • . Tỳ ở huyệt Hạ Quản (Nh 10). • . Tất cả các lạc mạch ở huyệt Chiên Trung (Nh 17). •. Mạch Âm Duy ở huyệt Thiên Đột (Nh 22) và Liêm Tuyền (Nh 23). - Nhâm Mạch lạc với: + Phía trên: Vùng mặt với mạch Đốc ở huyệt Ngân Giao (Đc 28), ởmắt, qua trung gian của kinh Vị (Dương Minh) ở h. Thừa Khấp (Vi 1). • + Phía dưới: Vùng hội âm với Mạch Đốc ở huyệt Trường Cường(Đc.1). HỘI ÂM Tên Huyệt: Hội = họp lại. Âm ý chỉ bộ phận sinh dục ngoài vàhậu môn. Huyệtnằm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn, được coi là phần âm của cơthể và cũng là nơi khởi đầu của mạch Xung, Nhâm và Đốc. Huyệt cũng lànơi hội của các kinh âm, vì vậy, gọi là Hội Âm (Trung Y Cương Mục). Tên Khác: Bình Ế, Hạ Âm Biệt, Hạ Cực, Hải Để. Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh. Đặc Tính: + Huyệt thứ 1 của mạch Nhâm. + Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc. + Huyệt Hội của các kinh Âm. Vị Trí: Giữa tiền âm và hậu âm (Giáp Ất) hoặc ở giữa bìu dái và hậu môn(đàn ông) hoặc ở đường sau của âm thần và hậu môn (phụ nữ), huyệt ở giữanút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dụcngoài và 2 bên háng tới). Giải Phẫu: Huyệt ở giữa nút xơ đáy chậu, nút được tạo nên bởi sự đan chéo nhaucủa các thớ cơ: ngang nông đáy chậu, thắt vân hậu môn, thắt vân niệu đạo,cơ âm đạo-trực tràng, cơ trực tràng-niệu đạo, cơ ngang sâu đáy chậu và bótrước hậu môn của cơ nâng hậu môn. Thần kinh vận động cơ do 2 nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn trong. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5. Chủ Trị: Trị các bệnh của hệ sinh dục ngoài, bệnh của hậu môn, niệu đạo (niệuđạo viêm, tiền liệt tuyến viêm), kinh nguyệt không đều, di tinh, điên cuồng,chết đuối, thượng mã phong. Phối Huyệt: 1. Cứu Hội Âm (Nh.1) + Tam Âm Giao (Ty.6) trị sinh xong bỗngnhiên té ngã bất tỉnh (Châm Cứu Tập Thành). 2. Phối châm Nhân Trung (Đc.26) làm thay đổi hô hấp (Châm CứuHọc Thượng Hải ) Châm Cứu: Châm thẳng sâu 0, 3 - 1, 5 thốn. Cứu 10 phút. Ghi Chú: Vùng huyệt rất dễ bị nhiễm trùng, cần thận trọng khi châm.