Mãi Không Tới Núi
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.72 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nào thì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dại đến đây thì chia hai. Cậu bé tự nhận là thổ dân được Vọng thuê vác đồ nói rất nhanh bằng giọng lơ lớ địa phương giải thích. Đại loại, phía cuối đường bên trái sẽ có một cái nhà thờ nóc nhà có cây thập tự trong đó có nhiều người mặc áo chùng đen, còn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mãi Không Tới Núivietmessenger.com Nguyễn Việt Hà Mãi Không Tới NúiVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nàothì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dạiđến đây thì chia hai.Cậu bé tự nhận là thổ dân được Vọng thuê vác đồ nói rất nhanh bằng giọng lơ lớ địa phươnggiải thích. Đại loại, phía cuối đường bên trái sẽ có một cái nhà thờ nóc nhà có cây thập tự trongđó có nhiều người mặc áo chùng đen, còn phía cuối đường bên phải sẽ có một cái nhà chùatrong đó có ít người hơn, mặc áo gụ thâm.- Nghĩa là một bên là Thiền viện, còn bên kia là Tu viện.- Cháu không biết, ở đây chẳng có ai nói giống như chú. Thông thường khách du lịch cũng chỉđến cái nhà mà mình vừa đi qua thôi.Vọng bỏ Hà Nội đi lần này hoàn toàn không là đi du lịch. Cái nhà mà Vọng và thằng bé đã đi quacó biển sứt sẹo sơn đề ca ra ô kê. Vài ba cô gái nhếch nhác son phấn mặc quần áo nửa Kinhnửa Thượng tóc nhuộm vàng kiểu Hàn Quốc đeo kính đen ngồi chơi bài lá. Chắc là Vọng điđúng đường rồi. Xa xôi khuất sau nhà thổ chìm trong chịu đựng thường là có nhà thờ hoặc nhàchùa. Vọng im lặng nhìn núi hoang vu và cao. Hoá ra, suốt từ trước, những cái nhấp nhô vỗngực tự nhận là danh sơn mà Vọng đã được trèo đáng chỉ gọi là đồi. Núi ở đây ngút ngàn hếttầm mắt hùng vĩ đến nao lòng. Cái cảm giác kỳ lạ đứng trước những núi như thế này may rahiếm hoi có khi đứng trước biển thật rộng. Ở các đô thị lớn người ta bị nhốt trong những phòngchật có nhiều máy điều hoà, muốn chạm vào thiên nhiên thì đành phải nhìn mưa. Nghệ thuậtcủa đám thị dân gần đây hay bị ủng vì mưa. Nắng chia nửa vạt rừng và Vọng lưỡng lự rút môbai xem giờ. Mười sáu giờ kém bốn phút. Màn hình không có sóng cả Vinaphone lẫnMobiphone. Thói quen hay được xung quanh nhớ đến làm Vọng bật thở dài. Vọng tung cái điệnthoại di động vào đúng tâm ngã ba đường, nó rơi sấp xuống đám cỏ trụi hình như đau đớnnhưng không kêu một tiếng. Sấp là lẻ, lẻ là trái, Vọng nhớ mang máng Kinh Dịch bảo vậy.- Chúng ta đi lối này.Thằng bé vác thuê lại gần chỗ rơi cái điện thoại, Vọng thờ ơ nhìn. Thằng bé có những nét quen,Vọng đã gặp ở đâu đó rồi. Thằng bé nói sinh ra ở vùng này và chưa bao giờ đi đâu xa. Thế thìVọng nhầm. Thằng bé cúi nhặt cái mô bai nặng nhọc liếc Vọng, mười ngày trước có một cô bécũng nhìn Vọng từa tựa như thế.- Cháu không trách chú, cháu xác định rồi là cháu tự nguyện.Cái ngước nhìn nhanh không hẳn cam chịu nhưng nhiều già dặn, cô bé Thanh Hoá mười chíntuổi mới làm lễ tân ở văn phòng Vọng chưa đầy nửa năm rụt rè thông báo là mình có bầu.- Chú xin lỗi, chú không ngờ chú khoẻ đến vậy.Vọng tự thấy giọng mình có cái gì đấy đểu giả nhưng không muốn chữa, cả tháng nay Vọng mệtmỏi quá. Vọng đẩy dịch cái phong bì dầy những tờ một trăm ngàn đồng ra góc bàn, anh khe khẽcầm cả hai bàn tay cô bé gờn gợn chai áp nhẹ lên má mình. Dù có vẻ rất liều lĩnh nhưng trongsâu xa đôi tay thiếu nữ vẫn non nớt run rẩy.- Sắp đến rồi.Thằng bé vác thuê nói khuyến khích khi nhìn Vọng lúng túng xắn quần lội suối. Thấp thoángphía chênh chếch ngoài vách đá trụi cây, trên thoai thoải triền núi xa xa quả thật đã nhìn thấy lônhô cao mấy mái nhà có chơ vơ một cây thánh giá. Vọng bỗng nhiên nghẹn ngào, anh đã lộiqua một con suối rộng, cũng có thể gọi là sông và anh thanh thoát bước lên đến bờ bên kia.Vọng chọn chỗ không cỏ sát bờ suối, cúi xuống trân trọng hôn một ụ đất xam xám màu ghi đậm,đất âm ẩm ngai ngái một mùi thanh sạch hoang dã rừng già. Vọng ngây ngất hít.- Chú đừng làm bẩn thế, bãi cứt trâu đấy.Chiều của rừng không phải xuống quá nhanh như văn học mà người miền xuôi hay tả, khi Vọngđến trước cửa gỗ tu viện trời vẫn nhờ nhờ sáng. Thằng bé vác thuê hổn hển thở tháo hai cái balô ngót nghét chừng năm chục cân, lấy cả hai tay đấm mạnh cửa. Im lìm không có tiếng đáp,Vọng bồi hồi, đường đến thiên đàng thăm thẳm đương nhiên là vất vả không phải đơn giản nhưKinh Thánh nói “cứ gõ là cửa mở”. Có tiếng lạch xạch của then gỗ, hai cánh cửa ken két he hé,một người trung niên khắc khổ mặc áo sơ mi màu nhạt không hỏi gầy gò nhìn. Vọng vô thức lùilại một bước suýt nữa anh quì sụp xuống mà xưng rằng, lạy cha con là kẻ có tội. Vọng khôngphải là Ki tô hữu mặc dù anh đọc rất nhiều sách về Ki tô giáo. Thằng bé vác thuê lại gần nói thìthầm vào tai người trung niên trông giống như một ông thấy Bốn, ông này nhìn nó vẫn không nóigì ken két khép cửa gỗ lại. Vọng nghi hoặc nhìn thằng bé vác thuê, sáng nay nó có kể là nóchưa bao giờ tới những chỗ như thế này. Cửa lại hé mở, chỉ thấy một bàn tay trắng xanh vẫynhẹ, thằng bé vác thuê lanh lẹn lách vào. Vọng tự nhiên thấy khó chịu, nhất là khi nhìn lại hai cáiba lô no nê căng phồng. Vợ Vọng ngu xuẩn chiều chồng nhưng là giống đàn bà tham vặt lúc nàocũng sợ thiếu. Chắc chắn cô ta tưởng Vọng mệt mỏi chuyện cơ quan, bỏ đi du lịch để thư giãnkhuây khoả. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mãi Không Tới Núivietmessenger.com Nguyễn Việt Hà Mãi Không Tới NúiVọng đi vào núi. Tại sao phải đi vào núi thì Vọng mong manh biết, còn sẽ đi vào núi như thế nàothì anh không biết. Nắng của chiều ngần ngừ trên một đường mòn và đường mòn heo hút cỏ dạiđến đây thì chia hai.Cậu bé tự nhận là thổ dân được Vọng thuê vác đồ nói rất nhanh bằng giọng lơ lớ địa phươnggiải thích. Đại loại, phía cuối đường bên trái sẽ có một cái nhà thờ nóc nhà có cây thập tự trongđó có nhiều người mặc áo chùng đen, còn phía cuối đường bên phải sẽ có một cái nhà chùatrong đó có ít người hơn, mặc áo gụ thâm.- Nghĩa là một bên là Thiền viện, còn bên kia là Tu viện.- Cháu không biết, ở đây chẳng có ai nói giống như chú. Thông thường khách du lịch cũng chỉđến cái nhà mà mình vừa đi qua thôi.Vọng bỏ Hà Nội đi lần này hoàn toàn không là đi du lịch. Cái nhà mà Vọng và thằng bé đã đi quacó biển sứt sẹo sơn đề ca ra ô kê. Vài ba cô gái nhếch nhác son phấn mặc quần áo nửa Kinhnửa Thượng tóc nhuộm vàng kiểu Hàn Quốc đeo kính đen ngồi chơi bài lá. Chắc là Vọng điđúng đường rồi. Xa xôi khuất sau nhà thổ chìm trong chịu đựng thường là có nhà thờ hoặc nhàchùa. Vọng im lặng nhìn núi hoang vu và cao. Hoá ra, suốt từ trước, những cái nhấp nhô vỗngực tự nhận là danh sơn mà Vọng đã được trèo đáng chỉ gọi là đồi. Núi ở đây ngút ngàn hếttầm mắt hùng vĩ đến nao lòng. Cái cảm giác kỳ lạ đứng trước những núi như thế này may rahiếm hoi có khi đứng trước biển thật rộng. Ở các đô thị lớn người ta bị nhốt trong những phòngchật có nhiều máy điều hoà, muốn chạm vào thiên nhiên thì đành phải nhìn mưa. Nghệ thuậtcủa đám thị dân gần đây hay bị ủng vì mưa. Nắng chia nửa vạt rừng và Vọng lưỡng lự rút môbai xem giờ. Mười sáu giờ kém bốn phút. Màn hình không có sóng cả Vinaphone lẫnMobiphone. Thói quen hay được xung quanh nhớ đến làm Vọng bật thở dài. Vọng tung cái điệnthoại di động vào đúng tâm ngã ba đường, nó rơi sấp xuống đám cỏ trụi hình như đau đớnnhưng không kêu một tiếng. Sấp là lẻ, lẻ là trái, Vọng nhớ mang máng Kinh Dịch bảo vậy.- Chúng ta đi lối này.Thằng bé vác thuê lại gần chỗ rơi cái điện thoại, Vọng thờ ơ nhìn. Thằng bé có những nét quen,Vọng đã gặp ở đâu đó rồi. Thằng bé nói sinh ra ở vùng này và chưa bao giờ đi đâu xa. Thế thìVọng nhầm. Thằng bé cúi nhặt cái mô bai nặng nhọc liếc Vọng, mười ngày trước có một cô bécũng nhìn Vọng từa tựa như thế.- Cháu không trách chú, cháu xác định rồi là cháu tự nguyện.Cái ngước nhìn nhanh không hẳn cam chịu nhưng nhiều già dặn, cô bé Thanh Hoá mười chíntuổi mới làm lễ tân ở văn phòng Vọng chưa đầy nửa năm rụt rè thông báo là mình có bầu.- Chú xin lỗi, chú không ngờ chú khoẻ đến vậy.Vọng tự thấy giọng mình có cái gì đấy đểu giả nhưng không muốn chữa, cả tháng nay Vọng mệtmỏi quá. Vọng đẩy dịch cái phong bì dầy những tờ một trăm ngàn đồng ra góc bàn, anh khe khẽcầm cả hai bàn tay cô bé gờn gợn chai áp nhẹ lên má mình. Dù có vẻ rất liều lĩnh nhưng trongsâu xa đôi tay thiếu nữ vẫn non nớt run rẩy.- Sắp đến rồi.Thằng bé vác thuê nói khuyến khích khi nhìn Vọng lúng túng xắn quần lội suối. Thấp thoángphía chênh chếch ngoài vách đá trụi cây, trên thoai thoải triền núi xa xa quả thật đã nhìn thấy lônhô cao mấy mái nhà có chơ vơ một cây thánh giá. Vọng bỗng nhiên nghẹn ngào, anh đã lộiqua một con suối rộng, cũng có thể gọi là sông và anh thanh thoát bước lên đến bờ bên kia.Vọng chọn chỗ không cỏ sát bờ suối, cúi xuống trân trọng hôn một ụ đất xam xám màu ghi đậm,đất âm ẩm ngai ngái một mùi thanh sạch hoang dã rừng già. Vọng ngây ngất hít.- Chú đừng làm bẩn thế, bãi cứt trâu đấy.Chiều của rừng không phải xuống quá nhanh như văn học mà người miền xuôi hay tả, khi Vọngđến trước cửa gỗ tu viện trời vẫn nhờ nhờ sáng. Thằng bé vác thuê hổn hển thở tháo hai cái balô ngót nghét chừng năm chục cân, lấy cả hai tay đấm mạnh cửa. Im lìm không có tiếng đáp,Vọng bồi hồi, đường đến thiên đàng thăm thẳm đương nhiên là vất vả không phải đơn giản nhưKinh Thánh nói “cứ gõ là cửa mở”. Có tiếng lạch xạch của then gỗ, hai cánh cửa ken két he hé,một người trung niên khắc khổ mặc áo sơ mi màu nhạt không hỏi gầy gò nhìn. Vọng vô thức lùilại một bước suýt nữa anh quì sụp xuống mà xưng rằng, lạy cha con là kẻ có tội. Vọng khôngphải là Ki tô hữu mặc dù anh đọc rất nhiều sách về Ki tô giáo. Thằng bé vác thuê lại gần nói thìthầm vào tai người trung niên trông giống như một ông thấy Bốn, ông này nhìn nó vẫn không nóigì ken két khép cửa gỗ lại. Vọng nghi hoặc nhìn thằng bé vác thuê, sáng nay nó có kể là nóchưa bao giờ tới những chỗ như thế này. Cửa lại hé mở, chỉ thấy một bàn tay trắng xanh vẫynhẹ, thằng bé vác thuê lanh lẹn lách vào. Vọng tự nhiên thấy khó chịu, nhất là khi nhìn lại hai cáiba lô no nê căng phồng. Vợ Vọng ngu xuẩn chiều chồng nhưng là giống đàn bà tham vặt lúc nàocũng sợ thiếu. Chắc chắn cô ta tưởng Vọng mệt mỏi chuyện cơ quan, bỏ đi du lịch để thư giãnkhuây khoả. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mãi Không Tới Núi truyện ngắn Việt Nam văn học hiện đại truyện ngắn văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Việt HàGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 238 0 0
-
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 101 0 0 -
4 trang 76 0 0
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Chất thơ trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh
62 trang 59 1 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
60 trang 53 0 0 -
8 trang 52 0 0
-
171 trang 49 0 0
-
3 trang 47 0 0
-
2 trang 41 0 0
-
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (In lần thứ 20): Phần 1
89 trang 40 0 0