Danh mục

Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhânNguyễn Văn Tuấn Dựa vào quan sát rằng có đến 80% bệnh nhân tiêu chảy cấp (hay nói chính xác hơn là bệnh tả) từng ăn thịt chó và mắm tôm trước khi mắc bệnh, các giới chức y tế cho rằng mắm tôm là “nghi can” số một gây nên dịch tiêu chảy mà đến nay đã ảnh hưởng đến hơn 1000 người. Dù con số chính xác vẫn còn trong vòng nghi ngờ và dù mối liên hệ giữa bệnh dịch tả và mắm tôm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân Mắm tôm và dịch tả: phân biệt yếu tố nguy cơ và nguyên nhân Nguyễn Văn Tuấn Dựa vào quan sát rằng có đến 80% bệnh nhân tiêu chảy cấp (hay nóichính xác hơn là bệnh tả) từng ăn thịt chó v à mắm tôm trước khi mắc bệnh, cácgiới chức y tế cho rằng mắm tôm là “nghi can” số một gây nên dịch tiêu chảymà đến nay đã ảnh hưởng đến hơn 1000 người. Dù con số chính xác vẫn còntrong vòng nghi ngờ và dù mối liên hệ giữa bệnh dịch tả và mắm tôm vẫn chưarõ ràng, các giới chức y tế đã vội vã có biện pháp “mạnh” như ngưng sản xuấtvà vận chuyển mắm tôm trong nội tỉnh cũng như ra tỉnh ngoài, thậm chí tạm cấmsử dụng món ăn “quốc hồn quốc túy” này! Tôi e rằng tập trung việc kiểm soátvà can thiệp vào một yếu tố mắm tôm nh ư thế có thể dẫn đến sai lầm về chiếnlược phòng bệnh, vì các yếu tố quan trọng khác như nguồn nước và thói quen vệsinh (hay thiếu vệ sinh) cá nhân có thể bị sao lãng hay xem nhẹ.Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ Trước hết, cần nhắc lại một số định nghĩa và khái niệm dịch tễ học (khôngphải lên lớp đâu, mà chỉ muốn nhắc vì có thể chúng ta quên). Nguy cơ (risk) mắcbệnh là xác suất một cá nhân mắc bệnh trong một thời gian phơi nhiễm nhất địnhở một cộng đồng dân số. Nguyên nhân (cause) là yếu tố sinh học trực tiếp gâynên bệnh. Chẳng hạn như vi khuẩn V. cholerae trực tiếp gây bệnh dịch tả. Yếutố nguy cơ (risk factor) là một yếu tố -- qua các cơ chế gián tiếp hay trực tiếp --làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một cá nhân. Chẳng hạn như uống nước bị ônhiễm không đun sôi là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh dịch tả. Một yếu tố nguy cơ có thể là một nguyên nhân, nhưng cũng có thể khôngphải là nguyên nhân, gây bệnh. Một yếu tố nguy cơ được xem là nguyên nhânnếu hội đủ 5 điều kiện sau đây: sinh học: mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ vàbệnh phải có cơ sở sinh học (như gien, biến thể DNA, đột biến DNA, dinhdưỡng, v.v…); thời gian: phơi nhiễm yếu tố nguy cơ phải xảy ra trước khi bệnhxảy ra; liên hệ theo tính liều lượng: người bị phơi nhiễm yếu tố nguy cơ càng caocó nguy cơ mắc bệnh càng cao; nhất quán: mối liên hệ phải được “chứng minh”trong nhiều quần thể và nhiều nghiên cứu độc lập, chứ không phải chỉ một quầnthể hay một nghiên cứu; và can thiệp: nếu can thiệp làm thay đổi mức độ phơinhiễm yếu tố nguy cơ làm thay đổi nguy cơ mắc bệnh. Mối liên hệ giữa nguyên nhân và bệnh mang tính nhân-quả và xác định:tất cả (100%) những người phơi nhiễm nguyên nhân (như bị nhiễm trùng haymang đột biến gien trong người) mắc bệnh. Nhưng mối liên hệ giữa yếu tố nguycơ và bệnh thì mang tính bất định: không phải bất cứ ai bị phơi nhiễm đều mắcbệnh, mà người phơi nhiễm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không phơinhiễm. Yếu tố nguy cơ là một khái niệm mang tính bao quát được đề xuất từ thậpniên 1960 (W. Kannel là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “risk factor” vào năm1961) để mô tả những bệnh mãn tinh phức tạp như bệnh tim và ung thư. Phânbiệt được khái niệm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ giúp cho chúng ta nhận thứcđúng về bệnh lí cũng như tìm những biện pháp phòng chống bệnh. Không phânbiệt được hai khái niệm yếu tố nguy cơ và nguyên nhân có thể dẫn đến hiểu lầmvà có những hành động không thích hợp và có thể gây tác hại đến một quần thểlớn.Mắm tôm không phải là nguyên nhân gây bệnh tả! Theo dõi các thông tin liên quan đến bệnh dịch tả (sẽ gọi tắt là “bệnh tả”)đang tiến triển ở một số tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay, tôi cảm thấy có một sựhiểu lầm về yếu tố nguy cơ và nguyên nhân. Khi hỏi Bộ trưởng y tế, phóng viêncủa báo VnExpress cho biết: “Theo Bộ Y tế, 80% bệnh nhân tiêu chảy cấp hiệnnay có liên quan đến việc sử dụng mắm tôm.” Nhưng chẳng hiểu sao, ngay sauđó, vẫn VnExpress và vẫn dẫn nguồn tin y tế lại nói: “Theo Sở Y tế Hà Nội, cóđến 90% số bệnh nhân kể trên đã ăn các thực phẩm sống, chủ yếu là mắm tôm,mắm tép và đây chính là nguồn truyền vi khuẩn gây bệnh.” Một bài báo trênThanh Niên cho biết con số là 100%: “Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn chobiết: ‘Tại các tỉnh có bệnh nhân dương tính với vi khuẩn, 100% đều có ăn mắmtôm.” Các con số có xu hướng … nhảy đầm! Không ngạc nhiên khi thấy từnhảy đầm với con số, giới báo chí tuyên bố mắm tôm là “nghi can số một gâynên dịch tiêu chảy cấp tính nguy hiểm.” Các quan chức trong Bộ y tế cũng cócùng nhận xét. Bình tĩnh! Có thể nào căn cứ vào thực tế rằng phần lớn (hãy cứ cho là 80%) nhữngngười mắc bệnh tả từng ăn mắm tôm (hay thịt chó) trước đó, để kết luận rằngmắm tôm là nguồn truyền vi khuẩn gây bệnh hay không? Tôi nghĩ câu trả lời là:không. Cần phải phân biệt để hiểu hai phát biểu sau đây: (a) trong số nhữngngười mắc bệnh tả, X% từng ăn mắm tôm, và (b) trong số những người ăn mắmtôm, X% mắc bệnh tả. Câu thứ nhất đề cập đến hệ quả (bệnh tả) đã xảy ra vàtruy tìm về quá khứ phơi nhiễm (ăn mắm tôm). Câu thứ hai nói đến sự phơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: