Mắng chửi – biểu hiện sự bất lực trong giáo dục con cái
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mắng chửi – biểu hiện sự bất lực trong giáo dục con cái Mắng chửi – biểu hiện sự bất lực trong giáo dục con cái Một lý do khiến cha mẹ dùng đến ‘’võ mồm” là sự bất lực trong giáo dục con cái. Khi con có lỗi, cha mẹ thường dọa nạt, trừng phạt bằng đòn roi. Thấy không còn hiệu quả, họ lại chuyển sangdùng những lời nhẹ nhàng, nhưng mang nặng tính giáohuấn. Thấy con không chuyển biến, cha mẹ đành dùngđến những lời cay độc. Cứ như vậy tạo thành cái vòngluẩn quẩn, không giúp con tiến bộ, mà chỉ khắc sâuthêm nỗi bất hạnh của con.Những lý do khiến cha mẹ dùng “võ mồm”với con cáiKhông hiểu biết: Nói rằng cha mẹ sỉ nhục, nhiếc mắng concái bởi họ không yêu con là không đúng. Trong khi nói ranhững lời cay độc, họ vẫn luôn nghĩ rằng “có thế nó mớithấy mà sửa chữa khuyết điểm”(?).Bất lực trong giáo dục: Lý do thứ hai khiến cha mẹ dùngđến ‘’võ mồm” là sự bất lực trong giáo dục con cái. Khicon có lỗi, cha mẹ thường dọa nạt, trừng phạt bằng đòn roi.Thấy không còn hiệu quả, họ lại chuyển sang dùng nhữnglời nhẹ nhàng, nhưng mang nặng tính giáo huấn. Thấy conkhông chuyển biến, cha mẹ đành dùng đến những lời cayđộc. Cứ như vậy tạo thành cái vòng luẩn quẩn, không giúpcon tiến bộ, mà chỉ khắc sâu thêm nỗi bất hạnh của con.“Giận cá chém thớt”: Cuộc sống vất vả, căng thẳng, sức épcông việc, khiến cho đầu óc cha mẹ lúc nào cũng căng lênnhư dây đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, cha mẹđổ lên đầu con cái.Trước đây cũng bị đối xử như thế: Mỗi người chúng ta đềumang trong ký ức của mình “một bộ sưu tập’’ những lời lamắng, “di tích” của quá khứ, nhưng đôi khi chúng ta khôngý thức được điều đó. Có người mẹ đã kể rằng: “Thời nhỏtôi thường bị cha mẹ chửi mắng là ngu đần. Lúc ấy tôi vôcùng tức giận cha mẹ tôi. Vậy mà nhiều lúc bây giờ tôicũng mắng con đúng như vậy. Tôi không thích điều đó,nhưng những lời đó cứ tuôn ra một cách tự nhiên, khôngnhịn được”.Lời khuyên của nhà tư vấnTrẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với những lời nói xúcphạm của người lớn. Vì vậy khi nói chuyện, khi giáo dục,ngay cả khi phê bình con, cha mẹ nên nhớ mấy điểm sau:Không nhận xét kiểu ‘’chụp mũ’’Không có đứa con nào xấu hoàn toàn. Do đó, khi con có lỗigì, cha mẹ hãy nhận xét, nhắc nhở về khuyết điểm đó,không buông những lời nhận xét ám chỉ của trẻ. Nếu hômnào con bị điểm kém, cha mẹ cũng chỉ nên nói: “Hôm naycon lại không cố gắng, lại để bị điểm kém à?’’. Tuyệt đốikhông nói: “Sao mày ngu thế, dốt thế”. Nhận xét như vậy làxúc phạm trẻ, là sổ toẹt mọi cố gắng từ trước đến nay củatrẻ, sẽ gây phản ứng tiêu cực từ trẻ.Cho trẻ cơ hội giãi bàyKhi có lỗi, có khuyết điểm không phải trẻ không đau buồnvà ý thức về chuyện đó. Hãy cho trẻ cơ hội nói lên nỗi lòngnó. Thấy con điểm kém, cha mẹ có thể hỏi: “Sao hôm naylại thế? Mọi khi con cố gắng lắm cơ mà”. Biết đâu khi ấy talại được nghe giải thích: “Con cũng cố gắng rồi nhưng hômnay con mệt quá”, hoặc: “Con cũng không hiểu sao hômnay con lại lơ đãng thế. Con sẽ cố gắng hơn vào lần sau”.Được như thế, nguy cơ bùng phát giận dữ của cha mẹ sẽgiảm bớt.Phê phán bằng cách diễn tả cảm xúcKhông ai không có lúc tức giận. Không nên kìm nén sự tứcgiận của mình, bởi nó khó kìm nén lâu. Có nhiều cách thểhiện tức giận khác nhau nhưng dù giận dữ thế nào cũngkhông được xúc phạm nhân cách hay tính tình của con.Thay vì bảo con là “ngu đần”, “hư hỏng”, “vô tích sự”, chamẹ hay nói lên cảm xúc của mình, chẳng hạn: “Con thitrượt mẹ buồn quá” hay “Chơi điện tử thích lắm hả con?Nhưng dù sao bố cũng không vui khi con mải mê quá độ”.Những câu nhận xét, thể hiện cảm xúc như vậy có tác dụngkhơi gợi và dẫn dắt cái tốt hơn là những lời đao to búa lớn.Hãy luôn nhớ rằng giận dữ chỉ là sự tàn phá chứ không cótính xây dựng.Đừng tiếc lời xin lỗiTại sao khi ta có lỗi với ai đó ở cơ quan hay ngoài xã hội, taáy náy và tìm mọi cách nói lời xin lỗi. Vậy mà ta lại khôngdám xin lỗi con. Con là người mà ta yêu thương, là ngườisống cùng ta hằng ngày, lẽ nào không quan trọng bằngngười ngoài? Giá mà sau khi đã mắng mỏ con quá đáng,người bố biết nói: “Ban nãy bố giận quá, nên hơi quá lời,con đừng trách bố nhé”. Người mẹ cũng có thể bảo: “Chắccon ghét mẹ lắm vì mẹ mắng con phải không?”. Chỉ cầnthế, trẻ em đủ độ vị tha để không bùng phát những thái độphản ứng tiêu cực.Yêu con thôi chưa đủ. Để giáo dục con, cha mẹ cần có kỹnăng, phương pháp giáo dục nhân bản. Một trong những kỹnăng đó là biết làm chủ cơn giận dữ của mình, tránh nhữnglời lăng mạ xúc phạm đến lòng tự ái của trẻ em. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tâm lý của trẻ cách dạy trẻ kỹ năng dạy trẻ kỹ năng sống nghệ thuật dạy con cáiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 319 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 256 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 198 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 187 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 166 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 150 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 120 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 117 0 0 -
5 trang 111 1 0
-
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 108 0 0 -
Tìm hiểu Chương 3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
87 trang 105 0 0 -
Giáo trình Vật lí đại cương tập 1
19 trang 91 0 0 -
The Science of Getting Rich - Khoa học làm giàu
0 trang 67 1 0 -
321 trang 66 0 0
-
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
88 trang 59 2 0 -
Lý thuyết thiết lập mục tiêu của Locke
6 trang 58 0 0 -
39 trang 58 0 0
-
'Mẹo' cân bằng công việc và gia đình dành cho các ông bố
3 trang 56 0 0 -
31 trang 51 1 0
-
Phương pháp đặt các câu hỏi để sáng tạo
5 trang 50 0 0