Danh mục

Mang thai tháng thứ 9: Hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé tiếp tục được hoàn thiện

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bây giờ, da của bé không còn nhăn nheo như thời gian trước nữa; bộ xương của bé đang cứng dần lên, tuy nhiên xương sọ vẫn chưa liền và hơi mềm để thai nhi có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng hơn. Và lúc này, hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Nếu trẻ được ra đời vào tuần này mà không có vấn đề gì bất thường về sức khỏe thì trẻ vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mang thai tháng thứ 9: Hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé tiếp tục được hoàn thiện Mang thai tháng thứ 9: Hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé tiếp tục được hoàn thiệnBây giờ, da của bé không còn nhăn nheo như thời gian trước nữa;bộ xương của bé đang cứng dần lên, tuy nhiên xương sọ vẫn chưaliền và hơi mềm để thai nhi có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễ dànghơn. Và lúc này, hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé vẫnđang tiếp tục được hoàn thiện. Nếu trẻ được ra đời vào tuần này màkhông có vấn đề gì bất thường về sức khỏe thì trẻ vẫn có thể sinhtrưởng và phát triển bình thường.Tuần thứ 33Ở tuần thứ 33, thai nhi có trọng lượng khoảng 1,8 kg – 2 kg và chiều dàiđo được từ đầu đến gót chân đạt khoảng 42 – 43 cm (từ đầu đến môngkhoảng 29 – 30cm). Bây giờ, da của bé không còn nhăn nheo như thờigian trước nữa; bộ xương của bé đang cứng dần lên, tuy nhiên xương sọvẫn chưa liền và hơi mềm để thai nhi có thể chui ra khỏi bụng mẹ dễdàng hơn. Xương này không liền hoàn toàn cho đến khi bé trưởng thành,vì thế các xương có thể phát triển trong khi não và mô khác mở rộngtrong suốt thời thơ ấu của trẻ. Ngoài ra, áp lực khi sinh có thể sẽ khiếnđầu của bé bị méo và dẹt.Tuần thứ 34Bây giờ, thai nhi đã có trọng lượng khoảng 2,1 – 2,28 kg và chiều dài đođược từ đầu đến gót chân đạt khoảng 44 – 45cm (từ đầu đến môngkhoảng 31 – 32cm). Các lớp mỡ của thai nhi đang ngày một dày lên nêncơ thể bé tròn trịa hơn, giúp bé có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khichào đời. Điều mà chúng ta dễ nhận thấy ở tuần này là làn da của bé đãnhẵn, mịn hơn bao giờ hết.Và lúc này, hệ thống thần kinh trung ương, phổi của bé vẫn đang tiếp tụcđược hoàn thiện. Nếu trẻ được ra đời vào tuần này mà không có vấn đềgì bất thường về sức khỏe thì trẻ vẫn có thể sinh trưởng và phát triểnbình thường. Tuy nhiên, sau khi sinh, trẻ cần được chăm sóc đặc biệttrong phòng dành cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.Tuần thứ 35Tuần này, thai nhi nặng khoảng 2,4 – 2,5kg và chiều dài đo được từ đầuđến gót chân ước khoảng 44 – 45cm (từ đầu đến mông khoảng 32 –33cm). Do chiều dài và trọng lượng của bé tăng lên rất nhanh nên trongtử cung không còn nhiều chỗ trống để bé cuộn mình, nhào lộn nữa, tuynhiên bé vẫn duy trì những cú đá. Lúc này, thận của bé đã phát triểnhoàn toàn và gan có thể lọc chất thải; cơ thể thai nhi cơ bản đã hoànthiện. Từ tuần 35 trở đi, cơ thể bé chủ yếu là tăng trọng lượng.Tuần thứ 36Ở tuần thứ 36, thai nhi vẫn đang tiếp tục tăng trọng lượng cơ thể với tỉ lệkhoảng 28g/ngày. Thời điểm này, bé có cân nặng khoảng 2,7 – 2,75 kg(như một quả dưa vàng) và chiều toàn thân đạt khoảng 47cm (chiều dàitừ đầu đến mông khoảng 33 -34 cm).Lúc này, lông tơ xuất hiện trên da của bé bắt đầu rụng dần cùng với bãnhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày để bảo vệ da thai nhi trong khingâm trong nước ối chín tháng. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạothành phân của thai nhi.Sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấpMột trong những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi làsự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp. Nếu bị đẻ non, trẻ rất dễ mắc phảihội chứng suy hô hấp ngay từ khi mới sinh. Trong trường này là do phổiphát triển không hoàn thiện, thai nhi không có khả năng tự thở mà cầncó sự hỗ trợ của máy trợ thở, bình ôxy.

Tài liệu được xem nhiều: