Danh mục

Máng xối - biểu tượng di sản kiến trúc

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.86 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của máng xối trong Kiến trúc phong kiến và ảnh hưởng nó trong dòng chảy phát triển văn hóa của địa phương cũng như Việt Nam. Thông qua phân tích các tài liệu lịch sử về kiến trúc, khảo sát trên thực địa, nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn rõ ràng về giá trị văn hóa, tín ngưỡng - tinh thần của máng xối.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Máng xối - biểu tượng di sản kiến trúcTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) MÁNG XỐI - BIỂU TƯỢNG DI SẢN KIẾN TRÚC Nguyễn Khoa Thanh Vân Khoa Xây dựng, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh Email: thanhvan.nkhoa@hcmute.edu.vn Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 10/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của máng xối trong Kiến trúc phong kiến và ảnh hưởng nó trong dòng chảy phát triển văn hóa của địa phương cũng như Việt Nam. Thông qua phân tích các tài liệu lịch sử về kiến trúc, khảo sát trên thực địa, nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn rõ ràng về giá trị văn hóa, tín ngưỡng - tinh thần của máng xối. Kết quả nghiên cứu khẳng định máng xối không chỉ là bộ phận, một kết cấu thu nước trong kiến trúc mà còn là biểu tượng của sự phát triển văn hóa, kỹ thuật, mỹ thuật của xã hội phong kiến. Sự hiểu biết sâu sắc hơn về những máng thoát nước cho hệ mái cổ có thể là để bảo tồn và phát triển di sản địa phương một cách bền vững. Từ khóa: Bảo tồn di sản, Kiến trúc Huế, Máng xối cổ, Phát triển văn hóa.MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay, sợi dây di sản đóng vai trò như một kết nối quantrọng bắt cầu giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Một đô thị muốn phát triển bền vữngcần sự chung tay của mọi tầng, mọi lớp và mọi lứa tuổi cần để bảo vệ văn hóa, lịch sử,tạo dựng bản sắc địa phương, tạo không gian sống mới thu hút việc làm và phát triểnbền vững. Máng xối nước (miệng thoát nước thừa lưu [3]) là một bộ phận quan trọngtrong kiến trúc, với chức năng thoát nước, đảm bảo điều hòa dòng chảy nước mưa vàngăn sự thâm nhập nước vào bên dưới công trình. Điều này giữ cho cấu trúc bên dướiđược bảo vệ và môi trường trong công trình được khô ráo. Trong Kiến trúc phong kiến, máng xối được thiết kế, trang trí tinh tế, cầu kỳ, tỉmỉ và phản ánh phong cách mỗi thời kỳ. Vật liệu máng xối cổ được làm từ đồng, đáhoặc thậm chí vàng và trang trí hoa văn phức tạp. Sử dụng các linh vật, đại diện choquyền lực, sức mạnh, ý nghĩa tôn giáo cũng được dùng trong trang trí máng xối cổ đểtôn vinh biểu tượng văn hóa của thời đại. 59Máng xối - biểu tượng di sản kiến trúc1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Phương pháp nghiên cứu này sử dụng thu thập tài liệu thứ cấp bao gồm: baogồm các bài báo, tạp chí, dự án cải tạo, bản vẽ,… về nguồn gốc lịch sử, quá trình hìnhthành, ý nghĩa của biểu tượng, văn hóa. Điều này cung cấp cái nhìn tổng quát về đặcđiểm của máng xối trong kiến trúc phong kiến tại Huế làm cơ sở để phân loại và xácnhận đặt điểm của từng loại máng xối được sử dụng trong công trình.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa Số liệu cung cấp dựa trên khảo sát 10 (Bảng 1) công trình trên bờ Bắc sôngHương và các lăng bờ nam sông Hương thu thập ảnh tư liệu, tư liệu đo vẽ kiến trúccủa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đây là nguồn tài liệu nghiên cứu quan trọngcho việc tổng hợp và phân tích chi tiết máng xối cổ.2. ĐẶC TRƯNG HỆ MÁI, MÁNG XỐI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CỐ ĐÔ2.1. Thông tin cơ bản Các công trình khảo sát hiện nay đều được cải tạo, phục dựng. Trong 10 côngtrình khảo sát được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế thu thập số liệu. Năm xâydựng công trình trong bài khảo sát từ năm 1817 đến năm 1888. Kiến trúc chủ yếu theokiểu trùng thiềm điệp ốc, với hệ kết cấu khung cột gỗ chạm khắc, vì kèo và các loại xàđều quy định thống nhất về kích thước và tương quan về tỷ lệ theo quy mô công trình.Bố cục không gian công trình chia làm 2 phần ( Tiền doanh, điện; Chánh doanh, điện)với phân gian, phân chái. Các thể loại công trình khảo sát: Kiến trúc Lăng, Điện, Tạ.2.2. Phân loại và đặc điểm hệ mái, máng xối Việc phân loại và nhận dạng phong cách kiến trúc các công trình được khảo sátchủ yếu dựa vào tư liệu ảnh chụp bên ngoài công trình. Điều này một số công trìnhkhông nhận diện được rõ ràng hình dạng cụ thể của máng xối và bị che khuất bởi trầndo thiếu điều kiện khảo sát bên trong về kết cấu cũng như vật liệu của cấu tạo chi tiết.Dù vậy bài nghiên cứu cũng đưa ra một số bản vẽ tin cậy được đo vẽ tại thực địa côngtrình. 60TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) Bảng 1. Thống kê 10 công trình được khảo sát ( Nguồn ảnh: https://vi.wikipedia.org, https://www.facebook.com/Huế Then & Now, https://www.facebook.com/tanmankientruc ) [6]STT Tên công trình Đặc điểm hệ mái/ Máng xối Năm xây dựng 1 Điện Voi Ré Xây dựng năm (Long Châu 1817 Miếu) 2 Điện Sùng Ân Xây dựng vào năm 1840 (Lăng Minh Mạng) 3 Điện Biểu Đức Xây dựng vào năm 1848 (Lăng Thiệu Trị) 61Máng xối - biểu tượng di sản kiến trúc 4 Điện Hòa Xây dựng vào Khiêm (Lăng năm 1866 Tự Đức) 5 Điện Lương Xây dựng vào Khiêm (Lăng năm 1866 Tự ...

Tài liệu được xem nhiều: