Danh mục

Sinh viên sư phạm - Giáo dục bản sắc dân tộc: Phần 1

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 507.67 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Giáo dục bản sắc dân tộc cho sinh viên sư phạm: Phần 1 do TS. Phạm Hồng Quang biên soạn trình bày chương đầu của Tài liệu với nội dung về phát triển văn hóa, phát triển giáo dục và phát triển con người. Tài liệu hữu ích với những người làm công tác giáo dục cũng như văn hóa. Mời các bạn tham khảo Tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sinh viên sư phạm - Giáo dục bản sắc dân tộc: Phần 1 TS. PHẠM HỒNG QUANG (TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN) GIÁO DỤCBẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiệm vụ trọng tâm của toàn dân ta là đẩymạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta biết rằng, công nghiệphóa và hiện đại hóa không phải là mục đích tự thân, mà là một phương thức có tính phổ biếnđể thực hiện mục tiêu của mỗi nước. Với chúng ta, mục tiêu phấn đấu là, trong khoảng vài bathập kỷ tới, Việt Nam phải trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta tiến triển trước bối cảnh xu thêm toàn cầu hóa về nhiềumặt đang gia tăng. Xu thế đó là khách quan, chúng ta không thể tách mình ra khỏi dòng chảytoàn cầu hóa, mà phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để chủđộng hội nhập kinh tế thế giới. Muốn vậy, trước hết vừa phải giữ được bản sắc văn hóa dântộc, vừa phải tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Vì thế, Báo cáo chính trịcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII trình trước Đại hội IXđã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là điều kiệnhết sức quan trọng để chúng ta hội nhập mà không hòa tan, phát triển mà không phụ thuộc,hợp tác mà vẫn nâng cao được năng lực cạnh tranh. Cần lưu ý rằng, khi thị trường mở rộng qua biên giới thì cùng với sự xâm nhập của hànghóa từ nước này vào nước kia còn có sự “thẩm thấu” văn hóa. Trên bình diện quốc tế, việctrao đổi văn hóa thường thấy rõ nhất ở sự ăn uống, âm nhạc và các mốt quần áo. Những thiếtbị, máy móc, lương thực, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế, hóa mỹ phẩm... đã cùng sáchbáo, phim ảnh, mốt thời trang, băng nhạc... Ồ ạt đổ vào các cửa hàng, các chợ, các trung tâmbán buôn và bán lẻ, các siêu thị. Một lối sống toàn cầu hình thành với tốc độ cực kỳ nhanh.Trong sự buôn bán các sản phẩm văn hoá, những nước xuất khẩu văn hóa không chỉ thu đượcthặng dư lớn, mà quan trọng hơn, họ đã làm cho không ít quốc gia đã bị hòa vào lối sống củahọ. Từ năm 1982, Jack Lang - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp - đã dùng thuật ngữ Chủ nghĩa đếquốc văn hóa để nói đến những nước xuất khẩu mạnh văn hóa sang nước khác. Điều chúng tôi nêu trên đây không ngoài mục đích muốn khẳng định rằng, để trở thànhchính mình, con người phải giữ được cá tính, còn dân tộc thì phải giữ được bản sắc văn hóađã được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử. Không giữ được văn hóa sẽ không bảovệ được độc lập dân tộc. Đó là ý nghĩa sống còn của việc duy trì, bảo tồn, truyền bá và pháttriển văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, khi được biết Tiến sĩ Phạm Hồng Quang đã biên soạn xong cuốn sách “Giáo dụcbản sắc văn hóa dân tộc cho sinh viên sư phạm”, chúng tôi cho rằng, rất nên để bạn đọclàm quen với tác phẩm này. Tiến sĩ Phạm Hồng Quang tuy chỉ đặt vấn đề giáo dục văn hóatrong phạm vi hẹp, song những nội dung được đề cập đã cho người đọc một hướng suy nghĩcần thiết: Nhà giáo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc,duy trì và phát huy bản sắc của văn hóa truyền thống tốt đẹp đã hình thành trong quá trìnhlịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mặc dù tác giả còn chưa làm phong phú nội dung ởmục này, chưa thật sâu sắc ở mục khác, song cuốn sách nhỏ của tác giả Phạm Hồng Quangđã góp một tiếng nói rất cần thiết cho việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với tư cách làmột động lực phát triển xã hội ta trong giai đoạn toàn dân dốc sức thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2 Xin giới thiệu cuốn sách nhỏ này với các bạn đọc. Chắc rằng, ít nhiều nó cũngmang lại những thông tin bổ ích. Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2002 GS. TS Phạm Tất Dong 3 MỞ ĐẦU Nội dung giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những gì? Đây là một câu hỏi lớncủa thế hệ trẻ, đặc biệt là của sinh viên - lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ trí thức trong tươnglai, đang thôi thúc các nhà văn hoá, các nhà giáo dục trả lời và thực hiện. Chỉ xét ở phươngdiện thống kê phân loại các vấn đề liên quan đến văn hoá đã khó có thể nêu lên đầy đủ nhữngnội dung biểu hiện của văn hoá, của bản sắc văn hoá dân tộc để trả lời cho câu hỏi trên. Vấnđề giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc đang đặt ra chư các quốc gia một chiến lược phát triểnbao hàm việc ưu tiên các giá trị tinh thần bên cạnh việc phát triển các giá trị vật chất. Đồngthời, giáo dục bản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: