Danh mục

Mặt sáng của P2P

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.89 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bất chấp những tranh cãi về mặt pháp lý trong lĩnh vực bản quyền âm nhạc trực tuyến, công nghệ mạng ngang hàng (P2P) vẫn có rất nhiều giá trị thực tiễn không thể phủ nhận.Bạn hãy tưởng tượng một hệ thống lưu trữ thông tin lý tưởng dành cho toàn cầu. Hệ thống có thể nhanh chóng xác định và gửi đi một tệp tin (có thể dung lượng rất lớn) trong số hàng triệu tệp tin tới bất cứ đâu trên thế giới. Để đảm bảo được tính năng này, hệ thống có thể có khả năng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mặt sáng của P2P Mặt sáng của P2P Bất chấp những tranh c ãi về mặt pháp lý trong lĩnh vực bản quyền âm nhạc trực tuyến, công nghệ mạng ngang hàng (P2P) vẫn có rất nhiều giá trị thực tiễn không thể phủ nhận. Bạn hãy tưởng tượng một hệ thống l ưu trữ thông tin lý t ưởng dành cho toàn cầu. Hệ thống có thể nhanh chóng xác định và gửi đi một tệp tin (có thể dung lượng rất lớn) trong số hàng triệu tệp tin tới bất cứ đâu trên thế giới. Để đảm bảo được tính năng này, hệ thống có thể có khả năng tự cài đặt cấu hình, tự hồi phục sau sự cố chứ không theo c ơ chế “kiểm soát từ trung tâm” nh ư các hệ thống lưu trữ hiện đang phổ dụng. Ngoài ra, hệ thống còn phải bảo mật, hỗ trợ đồng thời hàng triệu người sử dụng, có khả năng “miễn dịch” tr ước các cuộc tấn công- cả tấn công vật lý và tấn công thông qua các phần mềm, đoạn mã nguy hại. Đương nhiên, các nhà quản trị luôn “mơ” về một hệ thống như vậy, đặc biệt là khi mạng Internet ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh. Trên th ực thế, hệ thống lý t ưởng ấy thực chất đã và đang tồn tại dưới dạng các mạng chia sẻ ngang hàng (ví dụ eDonkey, KaZaA). Công nghệ P2P đã được hàng triệu người mê nhạc số sử dụng để chia sẻ các tệp tin âm nhạc. Bản thân thực tế n ày lại đặt ra không ít vấn đề về bản quyền và đụng chạm đến quyền lợi của các công ty ghi đĩa. Ở Mỹ v à châu Âu, nhi ều công ty âm nhạc và phim ảnh đã vận động hành lang, gây sức ép với toà án để ra những phán quyết nhằm “xoá sổ” công nghệ P2P. Cách đây không lâu, nhóm các công ty “bị hại” thậm chí c òn kiện lên Toà án tối cao Mỹ đòi các cá nhân sáng chế và phổ biến P2P phải bồi thường. Không dừng lại ở đó, một số quan chức Bộ Tư pháp Mỹ còn cho rằng việc sử dụng các mạng P2P là ủng hộ chủ nghĩa khủng bố! Công nghệ n ày cũng bị lên án là kênh phi pháp đ ể phát tán các nội dung khiêu dâm trên m ạng. Đương nhiên P2P c ũng có những mặt trái cần các phiện pháp để kiểm soát v à hạn chế. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có rất nhiều mặt được cần được thừa nhận. “Lý sự” rằng sức mạnh và tính bảo mật của Internet sẽ được cải thiện nhờ phần mềm đi kèm tình trạng đánh cắp bản quyền nghe có vẻ lạ, nh ưng thực tế nhờ những đặc tính ưu việt và P2P đã tồn tại trong nhiều năm liền- bất chấp các cuộc tấn công vật lý, kỹ thuật và cả pháp lý. “P2P+nạn ăn cắp bản quyền nhạc số”- tiếng xấu lan tràn đã át đi thực tế công nghệ P2P đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: từ phân phối nội dung, thực hiện các cuộc gọi trên nền Internet cho tới các ứng dụng l ưu trữ và hỗ trợ tìm kiếm v.v… Công nghệ P2P là cách tiếp cận mới hỗ trợ việc xây dựng hệ thống điện toán mạnh, quy mô lớn. Nhìn từ góc độ kỹ thuật, “peer-to-peer” chỉ khả năng tương tác trực tiếp giữa hai máy tính cùng cài đặt một phần mềm ứng dụng mà không phải thông qua các máy tính trung gian. Mô hình kết nối có thể khiến nhiều ng ười liên tưởng tới mạng Internet, tuy nhiên P2P mang đặc thù riêng. Ngược dòng thời gian, ban đầu mạng Internet đ ược thiết kế theo mô hình phân tán (decentralized). Tuy nhiên càng ngày Internet càng bi ển đối theo hướng “một trục- nhiều que” (hub-and-spoke). Các máy tính cá nhân trong mạng lưới kết nối với máy chủ ở trung tâm để tiến h ành các tác vụ như gửi/nhận email, duyệt web v.v… Mạng từng bao gồm nhiều máy tính ngang hàng, vừa sản xuất vừa tiêu thụ nội dung, nay không khác gì những chiếc tivi đón chờ tí n hiệu từ trạm thu phát. Sức mạnh của số đông P2P kết nối trực tiếp các máy tính với nhau, và ngay sau khi nết nối, các máy tính cá nhân có thể thực thi những tác vụ mà chúng không thể thực hiện được khi đứng một mình. Hầu hết các hệ thống P2P cho phé p người sử dụng chia sẻ tài nguyên, bao gồm cả khả năng xử lý, khả năng lưu trữ và băng thông. Trong trường hợp chia sẻ tệp tin âm nhạc, người sử dụng thực tế đã chia sẻ hệ thống các tệp tin mà qua đó, mọi đối tượng tham gia mạng đều có thể tải về các tệp tin âm nhạc mà mình yêu thích. Theo thống kê của CacheLogic (công ty dịch vụ P2P có trụ sở tại Anh), h ơn 50% giao thông mạng xuất phát từ các ứng dụng chia sẻ ngang hàng. Trong khi đó công ty nghiên c ứu Internet BigChampagne (rụ sở tại Beverly Hills, Calif ornia) khẳng định có trên 10% nội dung chia sẻ ngang hàng là hợp pháp. Hệ thống P2P hoạt động “xung” nhất, chiếm khoảng 35% giao thông mạng (theo CacheLogic), mang tên BitTorrent. Đây là d ự án mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ việc l ưu trữ và truyền tải các tệp tin có dung l ượng cực lớn. Bị lợi dụng trở thành công cụ chia sẻ các tệp tin âm nhạc một cách phi pháp, BitTorrent bù lại cũng là kênh truyền tải hỗ trợ rất lớn các công ty trong quá trình cung c ấp các tệp tin dung l ượng lớn tới người sử dụng (phim, game, các phềm mềm ứng dụng như hệ điều hành Linux…). BitTorrent thành công m ột phần nhờ vào cách ứng dụng khuyến khích được người sử dụng sẵn sàng cho và nhận. Một thống kê được tiến hành năm 2000 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: