Danh mục

Màu sắc - đặc tính quan trọng để phát triển thương hiệu

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.09 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Màu sắc không phải là thuộc tính dễ dùng, vì chỉ có 6 tông màu cơ bản (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím) và 3 màu phối trộn (đen, xám và trắng) luôn được các công ty tin tưởng cho vào logo thương hiệu của mình. Vậy những màu này có ý nghĩa như thế nào về mặt xây dựng thương hiệu? Hai màu nổi nhất Ta nên nhớ rằng tất cả các màu không gây tác động như nhau lên mắt người xem. Các màu về phía màu đỏ của quang phổ hơi tập trung vào phía...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Màu sắc - đặc tính quan trọng để phát triển thương hiệu Màu sắc - đặc tính quan trọng để phát triển thương hiệu Màu sắc không phải là thuộc tính dễ dùng, vì chỉ có 6 tông màu cơ bản (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím) và 3 màu phối trộn (đen, xám và trắng) luôn được các công ty tin tưởng cho vào logo thương hiệu của mình. Vậy những màu này có ý nghĩa như thế nào về mặt xây dựng thương hiệu? Hai màu nổi nhất Ta nên nhớ rằng tất cả các màu không gây tác động như nhau lên mắt người xem. Các màu về phía màu đỏ của quang phổ hơi tập trung vào phía trước võng mạc. Do đó khi bạn nhìn màu đỏ, thì nó có vẻ di chuyển đến gần mắt bạn. Những màu ở phía màu xanh của quang phổ thì hơi tập trung vào phía sau võng mạc. Do đó màu xanh dương có vẻ di chuyển xa bạn hơn. Cũng có thể vì lý do đó mà màu đỏ và xanh thường được sử dụng nhiều trên Thế Giới. Theo thống kê có đến 45% số quốc kỳ của các nước trên Thế Giới có tông đỏ chủ đạo và khoảng 20% có tông xanh dương. Nói về màu Đỏ... Do là màu có thể thấy rõ nhất bởi mắt người, nên từ xa xưa con người đã rất tin dùng và tôn sùng màu đỏ (có thể thấy qua các hình vẽ bằng đất sét đỏ trong các hang núi cổ xưa). Trong cuộc sống, màu đỏ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho sự sống, sức khỏe, sinh lực, sự hăng hái, chiến tranh, sự tức giận và tình yêu. Tất cả các trường hợp trên đều có mối liên hệ với sự “Đam mê”. Một số đại diện tiêu biểu cho nhóm này bao gồm các nhà bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, cần dùng màu đỏ để thu hút chú ý như: Coca-Cola, H&M, Budweiser, 3M hay Heinz… Ngoài ra, sắc đỏ có nghĩa là nguy hiểm, nóng và lửa, tốc độ, máu và sự náo động. Một phần trong lý giải trên là do màu đỏ thường xuất hiện trên các biển báo cấm, nguy hiểm, nhưng một phần khác ở khía cạnh nhiệt huyết và tốc độ lại có ý nghĩa rất lớn trong xây dựng thương hiệu, nó miêu tả chính xác đặc tính của các thương hiệu chuyên ngành kỹ thuật. Có thể kể tên vài đại diện trong nhóm này như: Toyota, Honda, Kia Motor, Xerox, Canon… Ở các nước Á Đông màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, chiến thắng ,vương giả và quý tộc. Điều này hiện nay được thể hiện khá rõ ở thị trường chứng khoán các nước này, màu đỏ để chỉ sự tăng giá chứng khoán (còn ở Bắc Mỹ thì ngược lại). Các đại diện Á Đông theo nhóm này có thể kể đến : JVC (đặc trưng sự chiến thắng), LG (may mắn), SCG (sự vương giả của hoàng tộc Thái)… Màu sắc cũng thể hiện đặc trưng nghề nghiệp mà doanh nghiệp đang làm, ví dụ điển hình nhất là sự tương đồng trong màu đỏ trong Hội chữ thập đỏ và màu đỏ của Johnson & Johnson. Nó còn là hiện thân của những cuộc cạnh tranh và xâm lược. Chính vì lẽ đó màu đỏ có thể khá là khó chịu, gây cảm giác lo lắng hoặc kích động phụ thuộc vào độ đậm đặc của nó trên logo của bạn. Màu xanh dương... Xanh dương là màu tương phản với đỏ. Xanh dương tạo cảm giác an bình, yên tĩnh. Màu của sự nhàn tản, nhẩn nha. Màu xanh dương được coi là màu của sự thật, vì đây là màu của bầu trời. Bầu trời trong xanh khi không có mây hay bất kỳ vật cản nào, điều đó cho thấy một sự rõ ràng, phản ánh sự thật rõ nét. Trong thế giới của thương hiệu, màu đỏ là màu có tính cách của người bán lẻ, thu hút chú ý. Màu xanh dương lại là màu có tính cách của tập đoàn, tạo ra sự bình ổn, đáng tin cậy, rõ ràng, minh bạch và bao hàm cả khát vọng. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi có tới 28 nhãn hiệu có yếu tố màu xanh dương trong top 100 thương hiệu toàn cầu 2012 (tỉ lệ này chỉ là 19 thương hiệu với màu đỏ chủ đạo - dựa theo số liệu của Interbrands.com). Một số cái tên đi theo hướng này phải kể đến các tập đoàn lớn như: IBM, Samsung, GE, Intel, Panasonic, facebook hay Visa… Do màu đỏ và xanh tương phản với nhau mà do đó các đối thủ đi sau thường sử dụng màu đối lập để tạo dấu ấn thương hiệu và sự đối lập mạnh mẽ với thương hiệu đi trước, nhằm tạo dấu ấn nhận dạng trong mắt người tiêu dùng. Điển hình như Coca-cola màu đỏ thì đối thủ Pepsi dùng màu xanh dương đối trọng, trường hợp tương tự cũng diễn ra như ở Samsung với LG, Panasonic và Toshiba

Tài liệu được xem nhiều: