Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 – 2017ĐẶNG THẾ ĐẠI*MẤY NÉT ĐẶC SẮC CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NAM BỘ Tóm tắt: Cư dân Nam Bộ chủ yếu là người Việt, nhưng cũng có nhiều dân tộc khác như Khmer, Hoa, Chăm… cùng sinh sống bên nhau, đều tham gia ngay từ sớm vào quá trình khai phá vùng đất này, cùng góp phần xây dựng nên diện mạo Nam Bộ hôm nay về mọi mặt. Khi tiến vào Nam, người Việt một mặt bắt đầu tách xa hơn khỏi thế giới Trung Hoa, tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn khác - phi Hoa, khiến họ cởi mở và năng động hơn về mọi phương diện, trong đó có tín ngưỡng, và mặt khác, dường như có một xu hướng ngược lại: một sự trở về văn hóa cổ Đông Nam Á cội nguồn. Bài báo này phân tích những hiện tượng giao thoa tín ngưỡng giữa các dân tộc, như: các tín ngưỡng Ông Tà, Quan Đế, Thiên Hậu và cùng sự nổi trội trên vùng đất Nam Bộ dấu ấn của các tín ngưỡng cổ Đông Nam Á (thờ đất, thờ đá, thờ mẹ - nữ thần, đồng cốt…) qua các tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thành hoàng, Ngũ Hành, Chủ Ngu Ma Nương,... - những tín ngưỡng góp phần làm phong phú và nổi bật hơn tâm thức của người Việt. Từ khóa: Tín ngưỡng dân gian, Nam Bộ. Dẫn nhập Nam Bộ từ một vùng đất hoang vu sình lầy đã trở nên trù phú giàucó và làm thay đổi lớn diện mạo của đất nước Việt Nam không chỉ vềmặt tự nhiên mà cả về mặt văn hóa. Một Nam Bộ vừa mới mẻ so vớiphía Bắc, với sự năng động, cởi mở trong cả kinh tế và văn hóa, cósức lôi cuốn cả nước ra khỏi sự trì trệ ở thế kỷ 17 - 18, vừa đưa cả dântộc sau ngàn năm chịu ảnh hưởng văn hóa Hoa sâu sắc, phần nào đứtđoạn với gốc rễ văn hóa Đông Nam Á của mình, trở lại gần gụi, gắnbó với cội nguồn văn hóa Đông Nam Á. Li Tana, nhà nghiên cứu* Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Ngày nhận bài: 20/10/2017; Ngày biên tập: 25/10/2017; Ngày duyệt đăng: 02/11/2017.Đặng Thế Đại. Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng… 95người Australia, viết: “Đàng Trong, vào thế kỷ 17 và 18, chiếm một vịtrí độc đáo trong lịch sử Việt Nam. Đàng Trong đã thành công trongvai trò là một động cơ của sự thay đổi tại Việt Nam trong suốt hai thếkỷ, kéo trọng tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nước xuống phíaNam. Không có hai thế kỷ này của Đàng Trong, cuộc Nam tiến hẳn đãkhông thành”1, và “phía Nam đã đặt ra những thách thức riêng của nóvà cách thức giải quyết các thách thức này của người di dân ngườiViệt đã khiến họ bỏ lại khá xa ở phía sau cái quá khứ mới đây của họtrong khuôn mẫu Nho giáo của nhà Lê để trở lại gần với gốc ĐôngNam Á của họ hơn”2. Chính đây là điểm hấp dẫn của văn hóa nơi miền đất mới Nam Bộ.Đóng góp vào sự đặc sắc của văn hóa Nam Bộ có một phần quantrọng của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ. Từ góc độ văn hóa của ngườiViệt, bài báo này mong muốn nêu ra những khác biệt làm nên sự đặcsắc của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ so với các vùng miền khác. 1. Nam Bộ - một vùng đất được khai phá bởi nhiều tộc người,một diện mạo văn hóa đa dân tộc Kể từ năm 1698, khi chúa Nguyễn Phúc Chu “sai Chưởng cơ làThành Lễ hầu đem quân đi đánh nước Cao Miên, lấy Đồng Nai mầumỡ đặt làm hai huyện Phước Long và Tân Bình phủ Gia Định, lập haidinh Trấn Biên và Phiên Trấn, mở đất nghìn dặm, được hơn bốn vạnhộ”3, thì Nam Bộ chính thức trở thành một bộ phận của đất nước ViệtNam. Tuy nhiên, công cuộc khai phá Nam Bộ của người Việt bắt đầusớm hơn, quãng từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17. Nam Bộ thời điểm ấy, theo nhiều nhà nghiên cứu, là một vùng đấtgần như hoang hóa, cư dân ban đầu là người Khmer ở Đồng bằngsông Cửu Long và người Mạ, người Stiêng ở Đông Nam Bộ ngày nay,nhưng đều rất ít. Mạc Đường viết: “Cho đến trước thế kỷ 17, ngườiKhmer là thành phần cư dân duy nhất tồn tại ở đồng bằng sông CửuLong. Họ sống khu biệt và không có mối quan hệ hành chính với bấtcứ một quốc gia nào thời đó. Từ thế kỷ 17 trở về sau, đồng bằng sôngCửu Long lại là vùng đất nuôi sống và phát triển cho những người dânnghèo cùng cực, những người chống lại phong kiến khắc nghiệt. Phầnđông nhất là những nông dân Việt từ miền Trung kéo đến. Họ tiếp xúcvới người Khmer, tiếp tục đẩy mạnh việc chinh phục đồng bằng này.96 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 - 2017Giống như người Khmer, họ cũng sống khu biệt và không có quan hệvới xã hội phong kiến người Việt đương thời”4. Năm 1623, theo đề nghị của chúa Nguyễn, vua Campuchia đồng ýcho chúa Nguyễn đặt một trạm thu thuế của người Việt ở Prei Nokor(Sài Gòn), điều ấy chứng tỏ trước đấy người Việt đã tự phát di cư đếnNam Bộ khá đông, làm ăn sinh sống khá phát đạt, khiến chúa Nguyễnthực hiện việc đánh thuế đối với họ. Đây là thời điểm đánh dấu sự cómặt của một cơ quan quản lý của nhà nước Việt Nam tại Đồng bằngsông Cửu Long. Chính sách của các chúa Nguyễn góp phần đẩy nhanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Nghiên cứu tôn giáo Tín ngưỡng dân gian Hiện tượng giao thoa tín ngưỡng Tín ngưỡng Ông Tà Tín ngưỡng Bà Chúa XứTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Đạo đức công vụ: Phần 1
78 trang 673 6 0 -
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 trang 612 5 0 -
Những thách thức của Liên minh châu Âu trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc thế kỉ XXI
13 trang 577 0 0 -
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 452 4 0 -
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 438 11 0 -
11 trang 404 0 0
-
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 325 0 0 -
Việt Nam: Những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay
3 trang 300 0 0 -
2 trang 295 3 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 289 2 0
Tài liệu mới:
-
33 trang 0 0 0
-
Luận văn Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại
115 trang 0 0 0 -
127 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM
8 trang 0 0 0 -
6 trang 0 0 0
-
14 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc
23 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
5 trang 0 0 0