Danh mục

Mấy suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội từ cách tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.00 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mấy suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội từ cách tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin" góp phần tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội qua cách tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mấy suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội từ cách tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - LêninTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẤY SUY NGHĨ VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ CÁCH TIẾP CẬN DI SẢN KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Trần Nhật Minh Học viện Chính trị khu vực II - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Trần Nhật Minh, email: bienman1967@gmail.com Tóm tắt: Chủ nghĩa xã hội là một đề tài lý luận và thực tiễn quan trọng, cơ bản, phong phú ở Việt Nam hiện nay. Việc làm rõ hơn, làm sâu sắc thêm hiểu biết về chủ nghĩa xã hội là một tất yếu cả về lý luận và thực tiễn. Trở lại di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin để có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn, từ thực tiễn sự sụp đổ của mô hình Liên xô đến việc tìm tòi, thể nghiệm mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - đó là một trong những cách thức góp phần hiện thực hóa lý luận Mác-xít trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Bài viết góp phần tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội qua cách tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ khóa: chủ nghĩa Mác - Lênin; chủ nghĩa xã hội; mô hình Liên xô; Đảng Cộng sản Việt Nam.1. MỞ ĐẦU Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận về vai trò của giai cấp công nhântrong việc tự giải phóng mình và giải phóng xã hội loài người, qua việc xây dựng xãhội xã hội chủ nghĩa, mà ở đó: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đốikháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗingười là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (C.Mác vàPh.Ăngghen, 1995c, 628). Lịch sử đã chứng kiến sự thăng trầm của chủ nghĩa xã hội- hiện diện, phát triển, đột phá, thoái trào và những “cơn đau lịch sử”. Hiện thực ấykhông làm những tranh luận về chủ đề này lắng xuống, mà trong thế giới đương đại,chủ nghĩa xã hội vẫn là chủ đề giàu sức hút trong sinh hoạt tư tưởng của nhân loại. Hồi hướng về di sản kinh điển Mác-xít là cơ sở xác lập nhận thức sâu sắc, toàndiện; để có căn cứ nhìn lại những chỉ giáo của các nhà kinh điển về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; từ đó góp phần nhận thức lại, tổng kết thực 338 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”tiễn, bổ sung, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện hiện nay - đó làtrách nhiệm, sứ mệnh của những nhà Mác-xít chân chính. Thật vậy, “Mác không tựbó tay mình, và cũng không bó tay những nhà hoạt động tương lai của cách mạng xãhội chủ nghĩa, về mặt hình thức, biện pháp, phương thức tiến hành cách mạng; Mácthừa hiểu rằng khi ấy sẽ nảy ra những vấn đề mới nhiều biết chừng nào, rằng trongtiến trình cách mạng, toàn bộ tình hình sẽ biến đổi như thế nào, trong tiến trình đó,toàn bộ tình hình sẽ biến đổi luôn luôn và mạnh mẽ như thế nào” (Lênin, 2005e, 57).2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - MỆNH LỆNH TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ Từ cuối năm 1843, không hài lòng với quan điểm của Hegel và Feuerbach về lịchsử, Mác và Ăngghen đã xuất phát từ con người hiện thực, đang sống và hoạt độngtrong những điều kiện nhất định để khảo cứu lịch sử. Mác và Ăngghen (1995) viết:“Những tiền đề xuất phát của chúng tôi... đó là những tiền đề hiện thực... Đó là nhữngcá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ,những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chínhhọ tạo ra” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995b, 28-29). Xuất phát từ con người hiện thực, cácnhà sáng lập học thuyết Mác đã đi đến luận giải một cách có hệ thống những quy luậtchung nhất của lịch sử1. Theo Bensaid, Mác đã “đem lại cách viết mới về lịch sử”, “xemxét lịch sử một cách nghiêm túc, không còn với tính cách là sự trừu tượng hóa tôn giáo,trong đó, những cá nhân sống là sinh vật thấp hèn, mà với tính cách là sự phát triểnhiện thực của những quan hệ xung đột nhau” (Bensaid, 1998, 37). Quan điểm duy vật lịch sử là phát kiến triết học vĩ đại của Mác. Hai vấn đềlớn, là lịch sử bắt đầu từ đâu và bị chi phối bởi cái gì? Mác (2000) cho rằng, lịch sửbắt đầu từ nền sản xuất vật chất, đó là “sự sáng tạo con người kinh qua lao động”(C.Mác và Ph.Ăngghen, 2000, 182) và lịch sử toàn thế giới bị chi phối bởi các quyluật khách quan qua sự phát triển lịch sử - tự nhiên của những hình thái kinh tế - xãhội (C.Mác và Ph.Ăngghen, 2002, 21). Mác vượt qua các nhà nghiên cứu xã hội trướcông vì đã vén được bức màn bí ẩn của lịch sử, cũng giống như Darwin đã vén đượcbức màn bí ẩn của giới tự nhiên hữu sinh. Sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội, bao giờ cũng bắt đầu từ những biến đổi của công cụ sản xuất, lực lượng sản1Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật biệnchứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, quy luật giai cấp và đấu tranh giai cấp,... 339TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGxuất phát triển thì tương ứng với nó là toàn bộ quan hệ sản xuất, chính trị, đạo đức,tôn giáo, nghệ thuật,... được xây dựng trên đó. Sự phát triển sản xuất, kinh tế suyđến cùng là nguồn gốc biến đổi cơ cấu xã hội, chính trị, giai cấp, tinh thần,... Chủ nghĩa tư bản từng đóng vai trò rất tích cực trong lịch sử, nó đã thúc đẩysự ra đời đại công nghiệp, xé toang những hàng rào các cứ phong kiến. Song, trongchủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hộihóa với quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, biểu hiệnvề mặt kinh tế là các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ, tình trạng lao động mất việc,bị bần cùng hóa ngày càng tăng lên. Khi phân tích nền kinh tế nước Anh nhữngnăm 40 của thế kỷ XIX, Ăngghen (1995) viết: “sau phồn vinh là khủng hoảng, saukhủng hoảng là ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: