Danh mục

Mê-sa-li, câu chuyện bên hồ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.78 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoa chúng tôi không hiếm những căn bệnh lạ, nhưng đây là căn bệnh kỳ quặc mà tôi mới gặp lần đầu. Người bệnh là một người đàn ông luống tuổi, vốn là một thợ săn nức tiếng tài ba khắp vùng. Tôi nghe tên đã lâu nay mới gặp mặt. Trông anh ta không có phong thái của một người phong sương từng trải, cánh vạc đêm hè. Đôi mắt đăm đăm nhìn vào cõi xa xăm như đang dạo chơi trong miền ký ức. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mê-sa-li, câu chuyện bên hồ Phạm Xuân Mê-sa-li, câu chuyện bên hồ Phụng Khoa chúng tôi không hiếm những căn bệnh lạ, nhưng đây là căn bệnh kỳ quặc mà tôi mới gặp lần đầu. Người bệnh là một người đàn ông luống tuổi, vốn là một thợ săn nức tiếng tài ba khắp vùng. Tôi nghe tên đã lâu nay mới gặpmặt. Trông anh ta không có phong thái của một người phong sương từng trải,cánh vạc đêm hè. Đôi mắt đăm đăm nhìn vào cõi xa xăm như đang dạo chơitrong miền ký ức. Tôi quyết định dùng trọn một buổi chiều nói chuyện cùnganh ta để mong tìm trong thẳm sâu hoài niệm một sợi tơ nguyên khởi, hòng từđó phăng ra căn nguyên của chứng bệnh kỳ lạ này. Người bệnh đáp ứng yêucầu của tôi một cách nồng nhiệt. Anh kể rằng…Trước đây, tôi là một chú ngỗng nhà. Một chú ngỗng đầy lòng sùng kính vôđiều kiện với các vị ngỗng vào hàng cha ông. Tôi học từ dáng đi, điệu vỗcánh, kiểu cách vươn cao đầu, giọng ca vang rền và những động tác mổ thứcăn thuần thục, điềm đạm. Với tôi, các vị ấy là mẫu Ngỗng lý tưởng. Tôi luônluôn bị la rầy, thỉnh thoảng bị bác ngỗng đầu đàn gõ cho một cái đau điếng vìnhững tội vớ vẩn do tính bộp chộp của tuổi mới lớn; mổ thóc văng tứ tung,đập cánh loạn xà mù, cất giọng ồm ồm làm mất giấc ngủ quý giá của các thímngỗng đảm đang. Trái lại, tôi luôn luôn kênh kiệu đúng kiểu của một bậc đànanh trong giới thượng lưu khi đứng trước bọn gà vịt, ngan choai choai cùnglứa. Mỗi lần như vậy, bao giờ tôi cũng vươn cổ thật thẳng, mắt ngước lên trời(nhưng thỉnh thoảng liếc xéo xuống dưới), bước đi khệnh khạng. Chốc chốclại làm bộ xòe đôi cánh vỗ vỗ vài cái. Tôi không dám xòe hẳn vì bộ lông cánhcũn cỡn sẽ làm lộ bem cái tịt “choai choai” của mình, càng không dám cất cáigiọng thanh la bể dù trong lòng rất muốn. Bọn gà, vịt, ngan choai choai lúcnào cũng nhìn tôi lượn lờ trong sân với những đôi mắt đầy thán phục và aoước khiến tôi sướng tê người, sướng rung từng thớ thịt. Cao hứng, tôi phinước đại với cái cổ vươn thẳng về phía trước. Chúng khiếp hãi kêu chiêmchiếp, càm cạp inh ỏi và chạy loạn cả lên. Khi ấy, tôi ngửa cổ lên trời, cườiđắc chí: “Khà…khà…khoái thật!”.Theo lời bác ngỗng đầu đàn, họ nhà ngỗng có biệt tài đánh hơi và nghe tiếngđộng. Ban đêm, nếu có bọn bất lương mò vào thì lập tức cả họ nhà ngỗng sẽthổi kèn báo động “cướp… cướp…kìa!” đánh thức nhà chủ dậy. Thảo nào,chuồng tôi ở sát nhà chủ, chỗ sạch sẽ nhất, còn sân chơi thì rộng thênh thang,sát ngay đường cái, lớp hàng rào chắc chắn đủ ngăn bọn trộm ngày, khỏi lo.Chẳng bù cho bọn gà, vịt, ngan. Chuồng trại chúng nó bao giờ cũng lớp nhớpnhững phân rác, thức ăn rơi vãi làm mồi cho bọn chuột cống con nào con nấymập thù lù. Có những lão chuột cống già lụ khụ, lông rụng gần hết, mắt lờ đờ,trông mà phát tởm. Chúng ít khi dám léo hánh sang chuồng tôi vì sẽ bị bácngỗng đầu đàn mổ chết. Không bao giờ bác mổ trật. Mổ xong, bác để đókhông thèm ngó đến rồi đỉnh đạc kêu nhà chủ: “Dọn… chuồng”. Lớn lên, tôicũng sẽ như bác. Chắc chắn tôi sẽ làm cho những tên chuột khiếp đảm vì cáimỏ bách thắng của mình. Có điều… có điều… bây giờ thì… tôi thấy chưa cầngiáp chiến với lũ chúng. Tôi còn phải làm nhiều việc khác có ích hơn, chẳnghạn phân xử các vụ tranh ăn ỏm xí tỏi giữa mấy cô cậu gà, vịt, ngan mỗi khicô tiểu chủ quăng mồi. Cậu gà trống choai choai là phần tử phá đám nhất bọn.Bao giờ tôi cũng lấy tư thế đàng hoàng đỉnh đạc mà bảo chúng rằng: “Đừngtranh nhau. Hèn… hèn!”. Và tôi rất lấy làm kiêu hãnh về cái việc chẳng ai saikhiến này. Cho nên tôi cứ thấy đời vui phơi phới, mặc cho suốt ngày bên hàngrào có trăm con mắt dòm ngó, trăm cái mồm xì xào chê bai từ chút bùn đendính trên lông đến bãi phân trắng dây tí máu đỏ. Lạ một điều những cái hay,cái đẹp của tôi chẳng thấy họ khen lấy một lời cho phải đạo. Có lẽ họ cho rằngĐẸP là thuộc tính vốn có của ngỗng tôi nên không cần khen phò mã tốt áochăng? Lũ trẻ con ông chủ thường ham chơi, chẳng bao giờ cho tôi ăn đúngbữa. Báo hại nhiều hôm tôi đói mờ cả mắt, phải lê bước kiếm mồi. Để trả thùmỗi khi chúng lảng vảng sát hàng rào, tôi lại nhảy vọt lên dọa mổ vào mắt làmchúng khiếp hãi chạy tứ tán. Dĩ nhiên sau đó tôi phải khôn hồn rúc vàochuồng nếu không muốn bị ăn đạn ná cao su. Tuy vậy, tôi cũng chẳng ghétchúng lâu vì nếu là người, tôi cũng sẽ như chúng: tò mò, nghịch ngợm mộtcách tai quái nhưng hồn nhiên, vô tư. Cái trò tai quái nhất mà tôi luôn luôn đềphòng là bị tròng lòng lọng vào cổ rồi xách bổng khỏi mặt đất. Thòng lọng làcái thứ ít khi chụp được những cái đầu rụt cổ hoặc những cái đuôi cụp. Cáchtốt nhất để thoát khỏi tai ương là không nên ngẩng đầu. Nhưng như vậy thìcòn gì là cốt cách họ nhà ngỗng bao giờ cũng ngẩng đầu mà đi, trừ khi bắtbuộc phải cúi đầu để ăn theo lẽ sinh tồn. Một dòng họ mà tôi thường trầmngâm đánh giá: “Đạt… đạt!”. Đôi khi thật cao hứng, tôi lại dài cổ hét tướng:“Tuyệt… vời!” Để đạt được mấy chữ ấy, dòng họ tôi đã chấp nhận sự hy sinhmỗi khi ông chủ cần thịt. Chúng tôi gọi đó là “sự cắt tiết”. Nghe mà ớn thấulông đuôi. Dù sao mặc lòng, đó chính là “đạo làm…Ngỗng” mà tôi sẵn sàngtuân theo nếu không có một ngày đẹp trời Mê-Sa-La bay đến. Lần đầu mớigặp, tôi cứ ngỡ anh ở chuồng nhà bên. Sau này mới biết trên đời có một chàngngỗng không ở… chuồng như tôi. Từ lần gặp ấy tôi có tên là Mê-Sa-Li.Bằng lời kể hấp dẫn, Mê-Sa-La đã đưa tôi bay qua muôn núi ngàn sông, quabao đại dương trùng trùng sóng vỗ, bao cánh rừng bát ngát bốn mùa xanh, quanhững lâu đài rêu phong như cổ tích, những thành phố ngời ánh điện mà từtrên trời cao nhìn xuống cứ lấp lánh như muôn vì sao trong đêm hạ tuần. Nhờanh, tôi còn biết một điều bất ngờ hơn: tôi có hình dáng hơi khác với các bạnngỗng trong chuồng. Tôi đem chuyện này hỏi Mẹ. Mẹ cười buồn: “Phải đấycon ạ! Mẹ chỉ là mẹ nuôi của con. Ngày ấy, ông chủ lượm ở đâu về hai quảtrứng cho mẹ ấp. Mẹ ch ...

Tài liệu được xem nhiều: