Thông tin tài liệu:
Sông Mekong mang nguồn sống cho 60 chục triệu dân nghèo nay đang biến thành nguồn taihọa giáng xuống họ, mực nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng rút thấp hơn vàocuối mùa khô rồi lại dâng cao hơn vào đỉnh mù lũ, bất thường và liên tục suốt trong thập niên 90 đến nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MEKONG DÒNG SÔNG TRANH CHẤPMekong Dòng Sông Tranh ChấpPham Phan LongMekongForumHiện tình tranh chấp và viễn ảnh hạ nguồnSông Mekong mang nguồn sống cho 60 chục triệu dân nghèo nay đang biến thành nguồn taihọa giáng xuống họ, mực nước Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng rút thấp hơn vàocuối mùa khô rồi lại dâng cao hơn vào đỉnh mù lũ, bất thường và liên tục suốt trong thập niên90 đến nay. Hàng năm, Mekong gây thiệt mạng hàng trăm người Việt và Cam Bốt phần lớn làtrẻ em. Hiện tượng lũ lụt gia tăng này không hẳn do biến đổi khí hậu (gobal warming) hay daođộng nhiệt độ El Nĩno (ENSO: El Nĩno Southern Oscillation). Nếu dựa vào dữ kiện thời tiết củaCơ Quan Khí Tượng Hoa Kỳ [NOAA] về vũ lượng trên vùng Đông Nam Á vào mùa mưa năm2000 ta sẽ không thể kết luận hiện tượng lũ lụt nặng nề xuống Mekong năm ấy là do El Ninogây ra: Tuy có nhiều nơi mưa bất thường thật nhưng mưa không nằm trên luu vực sôngMekong. Lụt năm 2000 có lẽ là hậu quả của nhiều nguyên nhân, mà có lẽ nguyên nhân chính làdo con người: Từ việc phá rừng lấy gỗ bất hợp pháp ở thuợng nguồn, việc chận ngang sôngxây đập giữ nước rồi lại xả nước từ các hồ chứa. Theo KS Nguyễn Minh Quang thì chính cáccông trình thủy nông, việc nâng cao kênh đào, các đê ngăn mặn và các tuyến đường trongĐBSCL do con người làm ra đã khiến lũ dâng cao hơn, nhanh hơn vì không thể tự nhiên chảythoát ra biển [1]. [Hình 1]Ông Quang viết: “Từ sau năm 1975, nhất là từ giữa thập niên 1980, ngoài việc nạo vét và nớirộng các kinh hiện có, một số lớn kinh chính và một mạng lưới kinh cấp II dày đặc đã được đàoxuyên qua vùng ĐTM và TGLX và các vùng khác trên khắp ĐBSCL với mục đích chính là thủynông. Hệ thống kinh nầy đã trở thành những lòng lạch thuận lợi cho nước lũ từ Kampucheachảy vào Việt Nam sớm hơn, nhiều hơn, và nhanh hơn. Nó đã thay đổi đường thoát lũ thiênnhiên của ĐBSCL, nhất là ở vùng ĐTM và TGLX. Đồng thời, một hệ thống đê đập ngăn mặn đãđược xây dựng ở cuối đường thoát lũ ở hạ lưu cùng với một hệ thống đường giao thông đượcnâng cao. Vì không đủ khả năng thoát lũ, hệ thống đê đập ngăn mặn và đường giao thông nầybiến thành một hệ thống “đê đập ngăn lũ” làm cản trở nước lũ trong vùng ĐTM và TGLX thoátra biển Đông và vịnh Thái Lan. Hậu quả là mực nước ngập trong hai vùng nầy ngày càng sâuhơn và thời gian ngập ngày càng dài hơn.”Mặt khác, những năm mưa nhiều nối tiếp sau một năm mưa hiếm rất đáng lo ngại, người ta cóthể để hồ chứa đầy lên quá sớm [vì sợ thiếu mưa như năm trước] rồi khi mưa vẫn tiếp tục đổxuống hồ sẽ không còn chỗ chứa, các hồ ấy buộc phải tự cứu xả nước xuống hạ nguồn dù hạnguồn đã chìm trong màn nước. Nếu để cho đập tràn vỡ thì còn nguy hơn, vì sóng thần sẽ đổxuống tàn phá hạ nguồn, nên mở đập lúc đó là việc bất khả kháng. Sự việc này người viết đãtrình bày trên diễn đàn Enviro-VLC của UNDP vào đầu tháng 10 năm 2000 và chỉ hai tuần sauđó, chính việc xả nước đáng tiếc này đã xảy ra cùng lúc tại các đập Đa Nhim, Trị An, Thác Mơvà Dầu Tiếng tại VN cũng sau đỉnh mùa lũ. Muốn tránh tai họa này, ngoài việc tiên đoán khítượng chính xác để đối phó sớm, mà thể tích các hồ thủy điện cần phải tính trước đủ lớn đểchứa nổi mưa kỷ lục 1000 năm hay hơn. Cả hai điều này đều đã không có và không dễ cóđược đối với các nước Mekong phương tiện vốn eo hẹp và chuyên viên vốn hiếm hoi.Không phải chỉ ở Việt Nam, Cam Bốt cũng đã hứng chịu những trận lũ lụt bất thình lình trongnhững năm 1996-2000. Dân Cam Bốt cáo buộc các trận lũ ấy là do đập Yali của VN gây ra.Trong tháng 9, 2002, một đoạn sông Mekong tại Chiang Sean, Thái Lan đã bị lở bờ và mất hẳnđi một vùng đang canh tác dài 20 km ven sông. Người Thái cho rằng đây là do đập Mãn LoanTQ đã xả nước xuống hạ nguồn để tránh lụt trên hồ chứa, và do TQ phá hủy các cù lao trênsông không còn gì cản dòng nước như trước nữa. Theo TS Sin Meng Srun tại buổi Hội ThảoSông Mekong năm 2000, Santa Ana College, hiện thời ngư dân Cam Bốt đã phải gia tăng làmviệc, sắm dụng cụ đánh cá để giữ mức lợi tức cũ và đối phó với tình trạng ngư sản trên sôngtiếp tục giảm sút dần, cá bắt được nhỏ hơn và số giống loài mang về đang hiếm dần đi. [Hình 2]Trước cảnh lũ lụt hàng năm, các cuộc vận động cứu giúp lũ lụt đã lan rộng từ VN ra khắp thếgiới, trong và ngoài nước cùng nhau cứu lụt. Có những bà cụ tự mình làm bánh đem ra ngoàitrời bán dưới gió lạnh và màn đêm gây quỹ tại các buổi trình diễn văn nghệ cứu trợ. Vận độngcứu trợ cứ thế tiếp diễn sau những trận lụt hàng năm như đành chấp nhận định mạng an bài,tưởng như tai họa này chỉ có màu nhiệm thần linh mới giải quyết nổi! Thực tế không phải nhưvậy và đúng ra không cần phải chịu như vậỵ Việc nghiên cứu nguyên nhân của lũ lụt, việc thựchiện các biện pháp tránh né và giảm thiểu các tai họa, hay ít nhất là theo dõi dự phóng và báotrước tai họa cho Mekong đã không được một nỗ lực lớn nào chú tâm đúng mức với khả năngvà kiến thức hiện có của nhân loại.Những tai họa và hiện trạng này mới chỉ là những tiếng chuông báo độ ...