Thông tin tài liệu:
Muối góp phần lớn gây bệnh cao huyết áp, dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như hệ thống tim mạch bị tấn công hoặc xuất hiện tình trạng đột quỵ. Vậy, để giảm bớt hàm lượng muối trong cơ thể, bạn nên có chế độ ăn ít mặn. Và sau đây là một số mẹo giúp bữa ăn của bạn bớt mặn. Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong những món ăn hàng ngày của chúng ta, nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe vì theo các nhà nghiên cứu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹo vặt giúp bữa ăn bớt mặn
Mẹo vặt giúp bữa ăn
bớt mặn
Ảnh: images
Muối góp phần lớn gây bệnh cao huyết áp, dẫn
đến những tình trạng nguy hiểm như hệ thống tim
mạch bị tấn công hoặc xuất hiện tình trạng đột
quỵ. Vậy, để giảm bớt hàm lượng muối trong cơ
thể, bạn nên có chế độ ăn ít mặn.
Và sau đây là một số mẹo giúp bữa ăn của bạn
bớt mặn.
Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong những món
ăn hàng ngày của chúng ta, nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại
không tốt cho sức khỏe vì theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra
mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp.
Khi bạn ăn nhiều muối nguy cơ bạn bị tăng huyết áp là rất
cao. Bởi lẽ muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào
đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn
của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng
trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản
ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.
Đối với người bình thường, hàng ngày chỉ nên ăn 6-
8g muối một ngày, Tuy nhiên, trong những thực phẩm
hàng ngày chúng ta ăn lại chứa nhiều muối, ví dụ như
cà muối, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun
khói, các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối,
các loại rau quả đóng hộp…
Và sau đây là những mẹo vặt để xử lý độ mặn trong
chế độ ăn của chúng ta do Viện Quốc gia Tim Mạch,
Phổi và Máu của Anh cung cấp. Những mẹo vặt này
giúp bạn có chế độ ăn với hàm lượng natri thấp hơn.
- Trước tiên, bạn hãy chọn những loại thịt lợn, thịt gia
cầm và cá tươi, nạc, thay vì chọn những loại thực
phẩm đã qua chế biến.
- Không nên dùng muối trực tiếp mà bạn nên dùng
gia vị, những loại gia vị không có muối hoặc có ít hàm
lượng muối.
- Bạn nên dùng những loại hoa quả tươi được bọc
nilon hoặc để lạnh chứ không nên dùng những loại
rau đóng hộp. Nếu bạn chọn loại đóng hộp, bạn hãy
cố gắng tìm loại rau “Không kèm muối” hoặc bạn nhớ
rửa thật sạch rau trước khi xử lý chế biến.
- Bạn không nên cho muối vào nước khi nấu cơm hoặc nấu
mỳ. Bạn cũng tránh dùng những loại muối ăn sẵn trong
những thực phẩm ăn liền.
- Đặc biệt lưu ý, bạn nên tránh dùng những loại thực phẩm
đóng gói từ trước như thịt đông lạnh, pizza, cháo mỳ hộp
hay những thức ăn hỗn hợp đóng gói vì chúng thường có
hàm lượng natri cao