Thông tin tài liệu:
Biết nấu ăn thôi chưa đủ. để tiết kiệm được thời gian, công sức bạn còn phải biết nấu ăn thông minh, nhất là với túi tiền và quỹ thời gian hạn hẹp của một du học sinh nữa. Dưới đây là một số tip nấu ăn tiết kiệm cho bạn từ biên tập viên của Hotcourses Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mẹo vặt nấu ăn tiết kiệm cho du học sinh
Mẹo vặt nấu ăn tiết kiệm cho du học sinh
Biết nấu ăn thôi chưa đủ. để tiết kiệm được thời gian, công sức bạn còn phải biết
nấu ăn thông minh, nhất là với túi tiền và quỹ thời gian hạn hẹp của một du học
sinh nữa. Dưới đây là một số tip nấu ăn tiết kiệm cho bạn từ biên tập viên của
Hotcourses Việt Nam.
Không cần chi tiền mua sách nấu ăn, bởi phụ nữ trong nhà (bà, mẹ, chị) là nguồn
tin vô hạn để bạn khai thác. Họ thấm chí còn thích mê khi được hỏi đến lĩnh vực
này (trừ khi đó cũng là một người mới chập chững học nấu ăn giống bạn). Hơn
nữa, xung quanh bạn đã là một kho kiến thức ẩm thực khổng lồ. Từ Internet đến
tạp chí báo đài luôn đầy ắp những công thức nấu ăn cho bạn. Raluca, cô bạn người
Rumani của tôi còn có hẳn một cuốn sổ tay để ghi chép lại những công thức nấu ăn
riêng hay Charlotte người Pháp đã nhất định phải hỏi cách làm món Phở của bạn
tôi, bởi vì “Những công thức truyền miệng mới là những công thức truyền thống
nhất”, theo lời cô bạn.
“Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Với công thức sẵn trong sách -
bạn chỉ việc làm theo từng bước một, nhưng nếu đó là bí quyết nấu ăn được truyền
tụng dưới hình thức truyền miệng, bạn phải chắc chắn ghi lại đúng các bước trước
sau để thực hiện cho hiệu quả. Chẳng hạn món canh trứng cà chua, bạn sẽ không
đập trứng vào nồi trước khi đổ nước chẳng hạn.
Đừng quá cân đo đong đếm hay nói cách khác là đặt gia v ị lên bàn cân (trừ trường
hợp làm bánh). Nếu là thực hiện một món ăn cho chính bạn, hãy linh động trong
khâu nêm nếm vì chỉ có bạn mới thực sự hiểu khẩu vị của mình. Tuy nhiên, nếu là
nấu ăn cho nhiều người, bạn sẽ phải thống nhất về vấn đề mùi vị bởi ngườ i miền
Nam thường rất “hào phóng” với đường khi nấu ăn còn người Bắc thì ngược lại.
Bạn phải sử dụng thời gian một cách thông minh bởi đi du học, bạn sẽ phải đối
mặt với việc chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi vào buổi trưa để nấu ăn (đối
với những bạn nhà ở trong khu học xá, có điều kiện nấu ăn ở nhà), thông thường từ
1-2 tiếng. Chính vì thế, chẳng hạn trong lúc chờ luộc mì ống, bạn sẽ dùng thời gian
đó để băm thịt, cà chua. Một mẹo ai cũng biết nhưng vẫn vô cùng hữu ích, không
phải ai cũng nhớ để làm.
Giảm “phá hoại” hết mức có thể! Nếu vội quá, bạn có thể để chén bát bẩn lại để
khi có thời gian xử lí, chứ không nên cuống cuồng rửa vì như thế k hông đảm bảo
về độ sạch cũng như khả năng làm đổ, bể đồ rất cao. Ngoài ra bạn nên giữ cho
chậu rửa chén bát đầy nước xà phòng. Như vậy, bạn chỉ cần rửa chén bát một
lần qua nước xà phòng rồi sau đó tráng lại bằng nước sạch mà không phải mở vòi
nước nhiều lần cho mỗi món đồ.
Cuối cùng, nấu một lần cho hai bữa cũng là thói quen được nhiều bạn bè quốc tế
của tôi chia sẻ. Nếu không muốn cả trưa lẫn tối phải ăn cùng một món, bạn có thể
để dành món đó cho buổi tối hôm sau (miễn là đừng quên bỏ chúng vào tủ lạnh).
Chẳng hạn khi nấu món gà cà-ri khoai tây, tôi thường nấu một lượng cari vừa đủ
cho hai bữa ăn, một bữa ăn tại chỗ và phần còn lại dùng để đóng hộp để dành.
Cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian nấu nướng và nhất là các phụ
liệu thêm vào như dầu ăn hay nước rửa chén.