Danh mục

MIỄN DỊCH UNG THƯ

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.19 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng từ những năm của thế kỷ 20 liên quan sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch đối với sự phát triển của tổ chức ung thư thông qua phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu đối với kháng nguyên khối u. Dựa vào giả thuyết kiểm soát miễn dịch của Burnet và Thomas, hệ thống miễn dịch liên tục theo dõi kiểm soát, nhằm nhận biết và phá hủy các tế bào bất thường. Giả thuyết này không hoàn toàn được thuyết phục bởi quá đơn giản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MIỄN DỊCH UNG THƯ MIỄN DỊCH UNG THƯ Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng từ những năm của thế kỷ 20 liênquan sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch đối với sự phát triển của tổ chức ungthư thông qua phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu đối với khángnguyên khối u. Dựa vào giả thuyết kiểm soát miễn dịch của Burnet và Thomas, hệ thốngmiễn dịch liên tục theo dõi kiểm soát, nhằm nhận biết và phá hủy các tế bào bấtthường. Giả thuyết này không hoàn toàn được thuyết phục bởi quá đơn giản vàkhái quát chung, nhưng đã mở ra khuynh hướng điều trị miễn dịch đặc hiệu vàkhông đặc hiệu hiện nay.I. Oncogen, gen ức chế ung thư và tác nhân gây ung thư Sự tăng sinh khối u bản chất l à sự tăng sinh dòng tế bào, mặc dầu các tế bàotân sinh có thể cùng một nguồn gốc hoặc rất khác nhau (dị gen) về kiểu gen cũngnhư kiểu hình. Những bất thường về gen dẫn đến sự tăng sinh vô hạn, ngừng sựbiệt hoá, mất khả năng ức chế khi tiếp xúc, có khả năng xâm lấn và khả năng dicăn đến những tổ chức đặc biệt. Oncogen tế bào là những gen mà sản phẩm của chúng kiểm soát các tín hiệuhoạt hoá và tăng sinh tế bào: thụ thể của yếu tố sinh trưởng, protein dẫn truyền tínhiệu (PTK, serin/threonin kinase, protein G), protein liên quan cơ chế đề khángoxy hoá (bcl-2) hay yếu tố phiên mã (transcription factor, c -myc). Những oncogennày có thể bị hoạt hoá bởi sự đột biến dẫn đến cơ chế đề khángsinh lý. Sự đột biếncác gen họ Ras, thấy trong một số ung thư ở người, dẫn đến ngăn cản proteinp21ras liên quan tín hiệu dẫn truyền tế bào. Hoạt động của oncogen có thể tiếptheo sự chuyển vị nhiễm sắc thể (NST) kèm theo sự thay đổi của gen tế bào Ví dụ:sự chuyển vị t(14,18) kèm oncogen bcl-2 trên NST 14 ở vùng V-J của gen IGHdẫn đến sự biểu lộ bcl-2 và vắng mặt sự tự tiêu (apoptose) tế bào B ở trung tâmmầm, gặp trong u lympho Burkitt. Sự chuyển vị t (9,22) trong ung thư bạch cầudòng tuỷ mạn tính dẫn đến sự kết hợp gen abl và gen bcr. Các anti oncogen hay gen ức chế sinh ung thư là những gen được phát hiệntừ những phân tích đột biến của chúng trong những dạng ung th ư quen thuộc(retinoblastoma, u Wilms). Chúng mã hoá những protein nâng đỡ tế bào, điềukhiển chu kỳ tế bào, hoặc sự tái sữa chữa DNA trực tiếp hay qua trung gian củacác yếu tố sao mã. Các gen này thay đổi ở những u phát triển tự nhiên ở người..Đặc biệt là protein p53, có gen bị đột biến trong hơn 50% trường hợp ung thư ởngười, p53 biểu hiện rất ít trên tế bào bình thường nhưng lại rất nhiều ở những tếbào bị stress nhạy cảm cho sự thay đổi cấu trúc DNA (stress oxy hoá, tia xạ, hoáchất sinh ung thư). Sự tăng p53 làm ức chế chu kỳ tế bào ở pha G1 cho phép sựtham gia của những cơ chế sữa sai DNA trước khi bước vào giai đoạn phân chia,nếu quá trình sữa chữa DNA thất bại thì p53 sẽ chuẩn bị cho tế bào đi vào hiệntượng tự tiêu (apoptose). Một sự đột biến p53 sẽ dẫn đến tích luỹ các protein bấthoạt không thuận lợi cho cơ chế sữa chữa DNA và cho phép tồn tại các tế bào hưhỏng, dễ trở thành các tế bào ác tính. Sự chuyển dạng ác tính của một tế bào được thực hiện qua nhiều giai đoạntuỳ thuộc vào sự hoạt hoá của oncogen và sự bất hoạt của gen ức chế sinh ung thư.Cơ chế này cũng áp dụng cho các mô hình thực nghiệm ung thư do virus. Cácprotein chuyển dạng E1a và E1b của adenovirus, protein E6 và E7 củapapillomavirus HPV-16 và HPV-18 kết hợp với p53 và Rb và ngăn cản chức năngcủa các protein này. Bảng 11.1. Các oncogenVị trí của Tên gọi Chức năng sinh học Cơ chế hoạt động Liên quanprotein ung thư tế Sis chuổi beta của PDGF, kích thích tế bào U sarcomeNgoài phối tử màng sinh trưởngbào kích thích tế bào U xương, uXuyên Erb-E2 Tyrosin kinase sinh trưởng dạ dày.v.vmàng Tín hiêụ tăng sinh Chưa rõMàng trong Src Tyrosin kinase Protein G đơn phân Tín hiêụ tăng sinh Ung thư tuỵ.. Ras Đơn vị phụ đột biến Tín hiêụ phân bào U tuyến yên gsp cuả protein GBaò tương Tín hiêụ tăng sinh Ung thư abl Tyrosin kinase bạch cầu Tín hiêụ tăng sinh raf Serin/threonin tuỷ dòng mạn tínhTy lạp thể chống oxy hoá ức chế apoptose bcl-2 ...

Tài liệu được xem nhiều: