Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên - phần 1
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 168.09 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, dưới sự che chở của quân đội Anh, người Pháp mở cuộc tiến công vũ trang đánh vào chính quyền cách mạng vừa mới thành lập. Cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên - phần 1Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ LỜI MỞ ĐẦUNgày 23 tháng 9 năm 1945, dưới sự che chở của quân đội Anh, người Pháp mở cuộc tiếncông vũ trang đánh vào chính quyền cách mạng vừa mới thành lập. Cuộc chiến tranhĐông Dương bắt đầu.Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tại Điện Biên Phủ, Tướng De Castries bị quân đội nhân dânViệt Nam bắt làm tù binh, sau một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm, đạo quân viễn chinhPháp bị mất 16000 người, đa số thuộc những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Pháp.Ngày 20 tháng 7 năm 1954, các hiệp định đình chiến được ký kết tại Genève, theo đónước Pháp công nhận độc lập, chủ quyền to àn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất của nướcViệt Nam. Để cho việc tập kết của quân đội hai bên được thực hiện, nước Việt Nam tạmthời được chia thành hai miền, Bắc và Nam, ngăn đôi bởi dòng sông Bến Hải chạy dọctheo vĩ tuyến 17, miền Bắc được đặt dưới quyền của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, còn bộ chỉ huy quân đội Pháp chịu trách nhiệm thi hành các điều khoản củaHiệp định Genève tại miền Nam. Tổng tuyển cử phải được thực hiện chậm nhất vàotháng 7 năm 1956, để bầu ra một chính phủ thống nhất cho to àn nước Việt Nam.Trong khu vực miền Bắc,việc thi hành các hiệp định không thành vấn đề, Chính phủnước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nắm chắc sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam, đãkhông ngừng tìm cách tạo mọi thuận lợi cho việc thi hành các hiệp định nhằm tiến tớitổng tuyển cử và đẩy nhanh sự tái thống nhất đất nước.Thế nhưng, mặc dù các hiệp định đã được ký kết giữa Pháp và Chính phủ nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, vẫn có một đối tác thứ ba sắp sửa nhúng tay can thiệp một cách quyếtđịnh vào hướng diễn biến của tình hình ở miền Nam Việt Nam.Thực ra, từ năm 1950, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có mặt tại chỗ rồi đóng góp một phầnlớn cho những chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương, và cuộc đình chiến đã được kýkết ngược với ý muốn của họ. Do không ngăn đuowjc việc ý kết này, Hoa Kỳ chuẩn bịhuy động toàn bộ sức mạnh của mình nhằm làm cho các hiệp định đã được ký kết khôngthể thực hiện được.Ngày 7 tháng 7 năm 1954, viên cựu quan lại theo đạo Thiên CHúa là Ngô Đình Diệm(mà trong cuốn sách này chúng tôi gọi tắt là Diệm, theo kiểu người Việt Nam vẫn gọi), từMỹ trở về hất cẳng Bửu Lộc là người của Pháp, tự tay nắm lấy quyền điều khiển chínhphủ Bảo Đại.Ngày 8 tháng 9 năm 1954, đúng 50 ngày sau khi đ ặt bút ký các Hiệp định Genève, nướcPháp ký với Mỹ và Anh, hiệp ước Đông Nam Á (OTASE) là vế thứ hai ở Viễn Đôngsong đôi với hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở phía tây.Chiếc chìa khóa mở cửa vào Nam Việt Nam được chuyển từ tay của Pháp sang tay HoaKỳ, các Hiệp định Genève vừa được ký chưa ráo mực đã bị phủ nhận. Nhà nước NamViệt Nam đã ra đời như thế, cái Nhà nước mà lịch sử tiếp theo sau đó sẽ mang dấu ấnkhông thể gột rửa của tất cả những nhân tố đã làm bà đỡ cho nó ra đời: sự chối bỏ tráchnhiệm của nước Pháp, ý chí của Hoa Kỳ quyết ngăn chặn phong trào cách mạng ViệtNam, tập hợp lại tại miền Nam của các thế lực phong kiến Việt Nam.Trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, miền Nam Việt Nam có diện tích rộng170000km2. Với số dân khoảng 14 triệu người (so với 160000km2 và 16 triệu dân ởmiền Bắc[1]).Vê mặt địa lý, có thể phân biệt ba vùng chính sau đây:Nam Bộ, bao gồm chủ yếu vùng châu thổ sông Đồng Nai, là vùng đất của những cánhđồng lúa rộng và phì nhiêu, Nam Bộ là vựa lúa của Việt Nam. Chỉ riêng châu thổ sôngCửu Long đã có 2300000 héc-ta đất trồng trọt và Nam Bộ đã xuất khẩu 1500000 tấn gạomỗi năm.Từ sông Bến Hải đến tận Nam bộ, dọc theo bờ biển, là một chuỗi dài những cánh đồngnhỏ, bị kẹp giữa biển và núi, đông dân nhưng nghèo, điều kiện kinh tế và dân cư ở đâygợi nhớ đến những điều kiện của miền Bắc. Đó là phần giữa và phía nam của Trung Bộ(tên cũ là An Nam). Tổng diện tích đất canh tác vào khoảng 300000 héc-ta.Cao Nguyên là một vùng rộng lớn trải dài từ thung lũng sông Đồng Nai ở phía nam đếnvĩ tuyến 17 ở phía bắc. Phần lớn đó là những cao nguyên có độ cao từ 700m đến 800m sovới mặt biển. Vùng đất đó được hình thành từ sự phân hủy của đá bazan, một loại đất rấttốt, phù hợp một cách kỳ lạ với các loại cây công nghiệp: cao su, chè, cà phê... vẫn cònnhững diện tích rộng mênh mông chưa khai phá.Trong số 14 triệu dân của miền Nam Việt Nam, phải tính đến khoảng 400000 người KhơMe (hay Cao Miên), sống chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, 700000 ngườiTrung Quốc sống tập trung chủ yếu ở Chợ Lớn và hơn 600000 người bao gồm nhữngnhóm tộc người khác nhau sống trên các vùng cao nguyên. Trước đây, người ta gọi chunghọ là mọi, chúng tôi sẽ không dùng thuật ngữ này vì trong tiếng Việt nó bao hàm mộtngụ ý không hay, và sẽ dùng các từ cư dân hay nhóm tộc người của Tây Nguyên.Ngay từ đầu. có thể lưu ý rằng, khác với phần lớn các nước chậm phát triển, Nam ViệtNam là một miền đất giàu nông sản, với một sản lượng lương thực rất dư thừa. MiềnNam sẽ không phải trải ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên - phần 1Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ LỜI MỞ ĐẦUNgày 23 tháng 9 năm 1945, dưới sự che chở của quân đội Anh, người Pháp mở cuộc tiếncông vũ trang đánh vào chính quyền cách mạng vừa mới thành lập. Cuộc chiến tranhĐông Dương bắt đầu.Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tại Điện Biên Phủ, Tướng De Castries bị quân đội nhân dânViệt Nam bắt làm tù binh, sau một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm, đạo quân viễn chinhPháp bị mất 16000 người, đa số thuộc những đơn vị tinh nhuệ của quân đội Pháp.Ngày 20 tháng 7 năm 1954, các hiệp định đình chiến được ký kết tại Genève, theo đónước Pháp công nhận độc lập, chủ quyền to àn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất của nướcViệt Nam. Để cho việc tập kết của quân đội hai bên được thực hiện, nước Việt Nam tạmthời được chia thành hai miền, Bắc và Nam, ngăn đôi bởi dòng sông Bến Hải chạy dọctheo vĩ tuyến 17, miền Bắc được đặt dưới quyền của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, còn bộ chỉ huy quân đội Pháp chịu trách nhiệm thi hành các điều khoản củaHiệp định Genève tại miền Nam. Tổng tuyển cử phải được thực hiện chậm nhất vàotháng 7 năm 1956, để bầu ra một chính phủ thống nhất cho to àn nước Việt Nam.Trong khu vực miền Bắc,việc thi hành các hiệp định không thành vấn đề, Chính phủnước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nắm chắc sự tín nhiệm của nhân dân Việt Nam, đãkhông ngừng tìm cách tạo mọi thuận lợi cho việc thi hành các hiệp định nhằm tiến tớitổng tuyển cử và đẩy nhanh sự tái thống nhất đất nước.Thế nhưng, mặc dù các hiệp định đã được ký kết giữa Pháp và Chính phủ nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, vẫn có một đối tác thứ ba sắp sửa nhúng tay can thiệp một cách quyếtđịnh vào hướng diễn biến của tình hình ở miền Nam Việt Nam.Thực ra, từ năm 1950, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có mặt tại chỗ rồi đóng góp một phầnlớn cho những chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương, và cuộc đình chiến đã được kýkết ngược với ý muốn của họ. Do không ngăn đuowjc việc ý kết này, Hoa Kỳ chuẩn bịhuy động toàn bộ sức mạnh của mình nhằm làm cho các hiệp định đã được ký kết khôngthể thực hiện được.Ngày 7 tháng 7 năm 1954, viên cựu quan lại theo đạo Thiên CHúa là Ngô Đình Diệm(mà trong cuốn sách này chúng tôi gọi tắt là Diệm, theo kiểu người Việt Nam vẫn gọi), từMỹ trở về hất cẳng Bửu Lộc là người của Pháp, tự tay nắm lấy quyền điều khiển chínhphủ Bảo Đại.Ngày 8 tháng 9 năm 1954, đúng 50 ngày sau khi đ ặt bút ký các Hiệp định Genève, nướcPháp ký với Mỹ và Anh, hiệp ước Đông Nam Á (OTASE) là vế thứ hai ở Viễn Đôngsong đôi với hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở phía tây.Chiếc chìa khóa mở cửa vào Nam Việt Nam được chuyển từ tay của Pháp sang tay HoaKỳ, các Hiệp định Genève vừa được ký chưa ráo mực đã bị phủ nhận. Nhà nước NamViệt Nam đã ra đời như thế, cái Nhà nước mà lịch sử tiếp theo sau đó sẽ mang dấu ấnkhông thể gột rửa của tất cả những nhân tố đã làm bà đỡ cho nó ra đời: sự chối bỏ tráchnhiệm của nước Pháp, ý chí của Hoa Kỳ quyết ngăn chặn phong trào cách mạng ViệtNam, tập hợp lại tại miền Nam của các thế lực phong kiến Việt Nam.Trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, miền Nam Việt Nam có diện tích rộng170000km2. Với số dân khoảng 14 triệu người (so với 160000km2 và 16 triệu dân ởmiền Bắc[1]).Vê mặt địa lý, có thể phân biệt ba vùng chính sau đây:Nam Bộ, bao gồm chủ yếu vùng châu thổ sông Đồng Nai, là vùng đất của những cánhđồng lúa rộng và phì nhiêu, Nam Bộ là vựa lúa của Việt Nam. Chỉ riêng châu thổ sôngCửu Long đã có 2300000 héc-ta đất trồng trọt và Nam Bộ đã xuất khẩu 1500000 tấn gạomỗi năm.Từ sông Bến Hải đến tận Nam bộ, dọc theo bờ biển, là một chuỗi dài những cánh đồngnhỏ, bị kẹp giữa biển và núi, đông dân nhưng nghèo, điều kiện kinh tế và dân cư ở đâygợi nhớ đến những điều kiện của miền Bắc. Đó là phần giữa và phía nam của Trung Bộ(tên cũ là An Nam). Tổng diện tích đất canh tác vào khoảng 300000 héc-ta.Cao Nguyên là một vùng rộng lớn trải dài từ thung lũng sông Đồng Nai ở phía nam đếnvĩ tuyến 17 ở phía bắc. Phần lớn đó là những cao nguyên có độ cao từ 700m đến 800m sovới mặt biển. Vùng đất đó được hình thành từ sự phân hủy của đá bazan, một loại đất rấttốt, phù hợp một cách kỳ lạ với các loại cây công nghiệp: cao su, chè, cà phê... vẫn cònnhững diện tích rộng mênh mông chưa khai phá.Trong số 14 triệu dân của miền Nam Việt Nam, phải tính đến khoảng 400000 người KhơMe (hay Cao Miên), sống chủ yếu ở các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, 700000 ngườiTrung Quốc sống tập trung chủ yếu ở Chợ Lớn và hơn 600000 người bao gồm nhữngnhóm tộc người khác nhau sống trên các vùng cao nguyên. Trước đây, người ta gọi chunghọ là mọi, chúng tôi sẽ không dùng thuật ngữ này vì trong tiếng Việt nó bao hàm mộtngụ ý không hay, và sẽ dùng các từ cư dân hay nhóm tộc người của Tây Nguyên.Ngay từ đầu. có thể lưu ý rằng, khác với phần lớn các nước chậm phát triển, Nam ViệtNam là một miền đất giàu nông sản, với một sản lượng lương thực rất dư thừa. MiềnNam sẽ không phải trải ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lễ hội văn hóa lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử lịch sử trang phục việt lịch sử dân tộc Việt Nam tài liệu về Lý Thường KiệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 204 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
82 trang 79 0 0
-
Công tác dân vận của Đảng góp phần tạo nên thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
7 trang 76 0 0 -
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 74 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 69 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 54 0 0 -
CẨM NANG NGÂN HÀNG - MBA. MẠC QUANG HUY - 4
11 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0