Buổi trưa ở ban Chiều ngày hôm qua, 21. 4. 2011, tại phòng triển lãm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra cuộc triển lãm cá nhân của họa sỹ Ngô Huy với tiêu đề Miền nắng gió. Sinh năm 1963, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật năm 2001 (đến với hội họa một cách chính thức có hơi muộn?), anh đã từng làm giảng viên trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương đến năm 2004. Hiện Ngô Huy sống tại Sài Gòn. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của anh. Trước đó, năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Miền nắng gió của Ngô Huy: Màu che cảm xúc
Miền nắng gió của Ngô Huy:
Màu che cảm xúc
Buổi trưa ở ban
Chiều ngày hôm qua, 21. 4. 2011, tại phòng triển lãm của Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam đã diễn ra cuộc triển lãm cá nhân của họa sỹ Ngô Huy
với tiêu đề Miền nắng gió.
Sinh năm 1963, tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật năm 2001 (đến với
hội họa một cách chính thức có hơi muộn?), anh đã từng làm giảng viên
trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương đến năm 2004. Hiện Ngô Huy
sống tại Sài Gòn. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của anh. Trước đó,
năm 2009, anh có một triển lãm nhóm tại nhà triển lãm Mỹ thuật
TP.HCM vào năm 2009.
Phải nói, phòng triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật là một phòng triển lãm
đẹp, ánh sáng khá tốt. Cuộc khai mạc triển lãm của Ngô Huy cũng
được tổ chức khá bài bản và chu đáo.Tới dự có khá đầy đủ các họa sỹ
“lão làng” của trường Mỹ thuật. Đến khá sớm có các cựu hiệu trưởng
trường Mỹ thuật: họa sỹ Nguyễn Thụ và họa sỹ Nguyễn Lương Tiểu
Bạch, họa sỹ Huy Oánh (cựu hiệu phó của trường). Một cuộc khai mạc
khá vui vì cũng lâu rồi mới có dịp gặp lại các thầy trong trường. Các
thầy nay tuổi cao sức yếu mà dũng cảm len lỏi qua rừng người, rừng xe
cộ vào giờ tan tầm để đến chia vui với Ngô Huy thì quả là một sự khích
lệ đối với tác giả.
Rất đông khách tham dự
Có nhiều người không có ghế, phải đứng
Các báo đài cũng có mặt, phỏng vấn, ghi hình
Họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp (tóc dài, áo vàng sậm)
Nhà điêu khắc Nguyễn Khắc Quân (áo đen)
Hai anh em họa sĩ Trần Đức Quyền, Trần Đức Quỷ
Họa sĩ Phạm Ngọc Dương (đeo ba lô) và các bạn
Vào khai mạc, ông Phú Cường, cục phó cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và
Triển lãm và bà Nguyễn Ánh Nguyệt, PGĐ bảo tàng cắt băng khánh
thành
Thầy Huy Oánh có vài lời chúc mừng
Họa sĩ Ngô Huy cảm ơn
Rất đông các họa sĩ thế hệ trước đến xem tranh
Họa sĩ Huy Oánh (đút tay trong túi), Trọng Cát, điêu khắc gia Lưu
Danh Thanh (áo sáng màu)
Họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch (trái), cựu hiệu trưởng trường Mỹ
thuật Yết Kiêu
Họa sĩ Nguyễn Thụ - cựu hựu trưởng trường Mỹ thuật Yết Kiêu - đang
xem tranh
Họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng
Thấy các thầy đi xem triển lãm đã thích, nhưng quả thực vui nhất là khi
thấy các họa sĩ trẻ như lứa Nguyễn Mạnh Hùng cũng đến xem và chung
vui với đồng nghiệp
Không khí khai mạc thì vui vẻ nhưng tôi cũng thú thật là không thấy
thú lắm với những tác phẩm của Ngô Huy. Đành rằng Ngô Huy rất yêu
vẽ, và số phận cũng long đong để đến tuổi này mới được bắt đầu sự
nghiệp, thế nhưng việc bắt đầu sớm hay muộn lại chả liên quan gì đến
những bức tranh. Và thế giới cũng không hề thiếu những họa sỹ bắt đầu
sự nghiệp rất muộn (nhiều khi ở cái tuổi xế chiều). Những bức tranh
của Ngô Huy hình như thiếu một chất men gì đó, và nhiều lúc cảm thấy
anh quá cố gắng cho việc chứng minh tình yêu hội họa của mình.
Lối vắng
Mặc dù lấy cảm hứng từ sắc mầu của thiên nhiên, của ánh sáng nhưng
xem tranh cứ thấy anh ngập ngừng trước ánh sáng, trước thiên nhiên.
Cũng có thể khi chọn con đường này, anh nhận thấy đằng sau lưng anh
có quá nhiều cây đại thụ. Nên thay vì quan sát và cảm nhận các sắc thái
của thiên nhiên và nhấm nháp cảm hứng từ nó, theo cách của anh, dù
có là mộc mạc, anh lại như dồn sức oằn mình lên chống đỡ để thoát
khỏi sự ảnh hưởng của các bậc thầy, muốn bứt ra khỏi sự hấp dẫn đơn
thuần của thủ pháp.
Các sắc màu trong tranh anh (có lẽ vì thế mà) sặc sỡ, tươi trội hoặc
nhuôm nhuôm một cách giống nhau. Một Cánh rừng thu cũng giống
như Bản Tả Van và cũng nhang nhác như “xóm chợ”. Bức Miền xa Tây
Bắc thiếu hẳn sắc màu chủ đạo cho cái không khí núi rừng. Các cảm
xúc ở đây lẫn lộn để cuối cùng trở thành vội vàng cho những nhát vẽ
không còn sự tự chủ.
Rừng thu
Bản Tả Van
Xóm chợ
Có nhiều bức, người xem cảm giác là anh đã quá mệt mỏi và những
nhát bút, nhát bay chỉ để làm nốt cho xong bức tranh (bức Buổi trưa
hay Lối xóm).
Buổi trưa
Lối xóm
Thế nhưng, cuối cùng cũng chỉ là ý kiến cá nhân của người xem này
thôi, cũng có thể tôi đã bỏ mất một cái gì quan trọng. Cuối cùng các
bạn vẫn phải đến xem triển lãm và đánh giá nó bằng đôi mắt của mình
Xin giới thiệu nhận xét của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hùng cho
triển lãm của Ngô Huy. Triển lãm này được thực hiện cùng với Viet
Soul gallery.
Bên hồ
Đường vào bản
Sự biểu cảm trong tranh phong cảnh của Ngô Huy
Sự biểu cảm trong tranh phong cảnh chính là sự biểu hiện của những
cảm xúc, suy ngẫm của họa sỹ về cuộc đời. Vì vậy cùng là một phong
cảnh, mỗi họa sỹ có cách thể hiện khác nhau, lấy bút pháp để bộc lộ ý
thức cá nhân.
Ngô Huy đã đến nhiều nơi, từ làng quê, phố xá đến bản làng miền núi,
trước đất trời và biển cả mênh mang… để ngắm nhìn và chiêm nghiệm.
Với những mảng, nét phóng khoáng, và một bảng màu ấn tượng, họa sỹ
đã mang tới cho chúng ta xúc cảm ngập tràn của màu sắc và ánh sáng.
Những sáng tác của Ngô Huy đầy tính trực họa, biểu cảm mạnh mẽ sức
sống của cảnh vật.
Ẩn chứa trong bề mặt của sự chuyển đổi ánh sáng và màu sắc là sự
hiện hữu của tâm hồn ngườ ...