Thông tin tài liệu:
"Mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật vận động và trí tuệ nặng tại Bình Đình và Quảng Nam" là tài liệu hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình chăm sóc tại nhà bền vững, lâu dài và chất lượng, kết nối với hệ thống phục hồi chức năng tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh; Giảm gánh nặng cho người chăm sóc người khuyết tật nặng thông qua cung cấp các kỹ năng chăm sóc người khuyết tật nặng thiết yếu tại nhà, góp phần làm giảm gánh nặng cho người chăm sóc và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người chăm sóc và khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật vận động và trí tuệ nặng tại Bình Đình và Quảng Nam MÔ HÌNH CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG VÀTRÍ TUỆ NẶNG TẠI BÌNH ĐÌNH VÀ QUẢNG NAM Focus on Basic Care Skills PEOPLE WITH SEVERE DISABILITIES Hà Nội, 2018Mục lụcI. Đặt vấn đề..................................................................................................... 3II. Mục tiêu của Mô hìnhchăm sóc tại nhà ....................................................... 6III. Thiết kế chương trình ................................................................................ 7IV. Sàng lọc ................................................................................................... 10V. Đào tạo ....................................................................................................... 10VI. Giám sát & hỗ trợ sau đào tạo: ............................................................... 10VII. Dự kiến khung chương trình đào tạo về các kỹ năng chăm sóc người khuyếttật nặng tại gia đình ........................................................................................... 11I. Đặt vấn đề Người khuyết tật nặng (PWSD) gặp rất nhiều rào cản trong việc tham gia xãhội bình đẳng như mọi người, ngoài một số ít có thể sống độc lập trong cộngđồng thì nhìn chung phụ thuộc vào chăm sóc y tế, xã hội và người chăm sóc tạigia đình 1 . Tại Việt Nam, ngành phục hồi chức năng sau nhiều năm ít được quantâm và phát triển, tuy rất cố gắng nhưng số lượng các chương trình đào tạo và sốlượng chuyên gia về các chuyên ngành phục hồi chức năng còn rất hạn chế vàhoàn toàn không đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngành công tác xã hội mớiđược nói đến trong thời gian 3-5 năm trở lại đây và chương trình đào tạo và nghềcông tác xã hội còn rất ít được biết đến trong xã hội và cũng chưa có chuyênngành hỗ trợ người khuyết tật2. Tất cả các yếu tố nói trên có thể dẫn đến tình trạng người khuyết tật nặngvà gia đình của họ tại cộng đồng không có các hỗ trợ đáng lẽ phải có và ngườichăm sóc tại gia đình tự phải xoay sở với người khuyết tật nặng mà khôngcó/thiếu những kỹ năng chăm sóc tại nhà cần thiết để thực thi công việc chămsóc người khuyết tật tại nhà. Việc thiếu các kỹ năng chăm sóc tại nhà cho ngườikhuyết tật không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà cònảnh hưởng đến gia đình người khuyết tật. Đứng trước các khó khăn đó, trong khuôn khổ dự án HMH, PHAD vàCRS đề xuất “Mô hình chăm sóc tại nhà với mục tiêu cung cấp các kỹ năng chămsóc người khuyết tật thiết yếu cho người chăm sóc tại nhà”, thông qua đó giảmgánh nặng lên người chăm sóc, tăng hiệu quả chăm sóc, từ đó góp phần nâng caochất lượng cuộc sống cho cả người khuyết tật và người chăm sóc. Tổng quan các mô hình chăm sóc tại nhà cho người khuyết tật cho thấyrất khó để có mô hình chăm sóc tại nhà tiêu chuẩn vì mỗi mô hình được điềuchỉnh để phù hợp với nhu cầu, bối cảnh, dạng khuyết tật, nguồn lực sẵn có (Milleret Paul, 2011; Tracy, 2005). Thời gian can thiệp (từ 1 tuần đến 1 năm), thời gianđào tạo mô hình chăm sóc tại nhà (từ 3 ngày đến 1 tháng) khác nhau giữa cácmô hình. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới cung cấp quan thiệp, hỗ trợ thườngxuyên qua các chuyến giám sát hỗ trợ tại nhà hoặc qua điện thoại hàng tuầnthường được thực hiện, hệ thống giám sát, hỗ trợ thường do nhân viên y tế hoặccán bộ PHCN phụ trách. Tại Việt Nam, trước dự án HMH, có các tổ chức cũng đã có thử nghiệmmột số hoạt động chăm sóc tại nhà như CRS, VietHealth và VNAH.Mô hình hỗ trợ trẻ từ 0-14 tuổi tại nhà của tổ chức CRS: Với mục tiêu nhằm tăng cường chăm sóc, phát triển kỹ năng, hành vinhằm giảm thiểu các hành vi tiêu cực của trẻ, tăng cường kỹ năng vận động,nhận thức, tự bảo vệ bản than để trẻ có thể hòa nhập và tiến tới tham gia các hoạtđộng giáo dục, hoạt động tại cộng đồng, Tổ chức CRS đã phối hợp với Ban đạidiện cha mẹ trẻ khuyết tật, nhà trường và cộng tác viên để cung cấp các hoạtđộng hỗ trợ tại nhà cho trẻ khuyết tật nặng. Mô hình của CRS tham khảo môhình can thiệp sớm và dựa trên kế hoạch hỗ trợ cá nhân (IEP IndividualEducation Plan) và Kế hoạch hỗ trợ gia đình cá thể trẻ (IFSP: IndividualizedFamily Services Plan). Mô hình này trước đây CRS triển khai có sự hỗ trợ củaĐại học Oregon. Với sự tham gia của các bác sĩ có chuyên môn, chuyên gia giáo dục, trẻđược khám, đánh gía xác định khả năng, nhu cầu và đề xuất hướng can thiệp, hỗtrợ. Từ đó CRS cùng đối tác đã hỗ trợ kĩ thuật cho cha mẹ cốt cán, giáo viên vàcác cộng tác lập danh sách lựa chọn hỗ trợ trẻ tại nhà, lập kế hoạch hỗ trợ và lậpnhóm hỗ trợ tại nhà. Tùy từng đặc điểm và điều kiện của trẻ, trẻ có thể được hỗtrợ từ 6 tháng đến 1 năm với thời gian từ 1-2 buổi/1 tuần ...