Danh mục

Tài liệu bổ sung kiến thức chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn "Tài liệu bổ sung kiến thức chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà" bao gồm các bài học nhằm trang bị cho người học những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật nặng tại nhà như: Chăm sóc dinh dưỡng cho người khuyết tật; Chăm sóc bàng quang và ruột; Vệ sinh hàng ngày đối với người khuyết tật; Chăm sóc mắt và tai cho người khuyết tật;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bổ sung kiến thức chăm sóc người khuyết tật nặng tại nhà TÀI LIỆU BỔ SUNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC NGƯỜI KHUYẾT TẬT NẶNG TẠI NHÀ Bài 1. Chăm sóc dinh dưỡng cho NKT 1. Thế nào là dinh dưỡng? Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho tế bào và cơ thể để hỗ trợ sự sống. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải nhằm tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống hàng ngày. 2. Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng với NKT Dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe và bệnh tật. Dinh dưỡng không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh thì cơ thể sẽ phát triển kém, ốm yếu và dễ mắc bệnh tật. Ngược lại, khi mắc bệnh thì cơ thể dễ đứng trước nguy cơ dinh dưỡng kém. Vì vậy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo sức khỏe cho mọi người kể cả NKT 3. Thành phần dinh dưỡng chính Để có đủ chất dinh dưỡng, mỗi người cần ăn đủ và đa dạng các loại thức ăn. Thức phẩm được chia thành các nhóm với các chất dinh dưỡng khác nhau. Bốn nhóm thức ăn chính cung cấp dinh dưỡng cho con người gồm: • Nhóm lương thực chứa nhiều tinh bột (gluxit) gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mì... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn. • Nhóm giàu chất đạm (protit) gồm thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn thực vật như đậu, đỗ, vừng lạc. • Nhóm giàu chất béo (lipit) gồm mỡ, bơ, dầu ăn và các loại quả hạt có dầu như: dừa, vừng, lạc… • Nhóm rau quả là nguồn quan trọng cung cấp vitamin và chất xơ. Tỷ lệ hợp lý của các nhóm trong khẩu phần của một người có nhu cầu dinh dưỡng bình thường nên là: 70% gluxit, 12% protit và 18% lipit. 4. Suy dinh dưỡng • Suy dinh dưỡng là tình trạng hậu quả của việc thiếu thức ăn, có thể do ăn không đúng không đủ lượng thức ăn hoặc do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Người suy dinh dưỡng thường kém phát triển, khó khăn trong học tập, thực hiện các hoạt động thể chất và khả năng chống chọi và hồi phục kém với bệnh tật và chấn thương. • Nguyên nhân của suy dinh dưỡng + Chế độ ăn không đủ: khi một người không được cung cấp một chế độ ăn đầy đủ bao gồm ăn không đủ đa dạng các loại thức ăn (chất lượng) và/hoặc không đủ lượng (số lượng) thức ăn. + Bệnh tật: Khi mắc bệnh tật, khẩu vị thường giảm, điều đó ảnh hưởng tới khả năng sử dụng thức ăn, làm suy giảm khả năng chống chọi với bệnh tật. Đồng thời, bệnh tật và chấn thương khiến cơ thể đòi hỏi nhu cầu cao hơn các chất dinh dưỡng để hồi phục. • Biểu hiện của suy dinh dưỡng: Người bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện gầy còm, thấp nhỏ, ốm yếu, ăn uống kém,...so với người cùng lứa tuổi. Một vài dấu hiệu dễ nhận thấy ở người suy dinh dưỡng là: + Chậm phát triển, người thấp nhỏ, gầy còm, gương mặt già với mắt trũng, má hóp, rụng tóc + Xương nhô, ví dụ thấy rõ xương sườn + Da nhăn nheo, đặc biệt quanh mông hoặc phù, mặt sưng phồng + Mất cảm giác ngon miệng + Dễ kích thích (khóc nhiều) 5. Béo phì • Thừa cân-béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thừa cân - béo phì có thể gặp ở cả nam và nữ và các lứa tuổi. • Nguyên nhân: Thừa cân - béo phì chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng ăn vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, do đó năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. • Biểu hiện của thừa cân - béo phì: Người béo phì hoặc thừa cân là người quá nặng hoặc béo so với chiều cao. Trẻ em và trẻ vị thành niên thừa cân có nguy cơ cao mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim mạch khi trưởng thành. Rất nhiều người trưởng thành thừa cân mắc các bệnh trên. 6. Phòng tránh, hạn chế nguy cơ các vấn đề về dinh dưỡng Cách tốt nhất để phòng tránh, hạn chế nguy cơ các vấn đề về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng hay thừa cân - béo phì: • Duy trì một chế độ ăn hợp lý về số lượng và chất lượng, tùy theo tình trạng cơ thể, tình trạng sức khỏe và bệnh tật. • Duy trì chế độ vận động, luyện tập thường xuyên và phù hợp. • Thay đổi các thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe • Thực hiện các chương trình điều trị, can thiệp thích hợp đối với những trường hợp có các vấn đề về dinh dưỡng. 7. Một vài điểm lưu ý về dinh dưỡng cho NKT • Những NKT ở mức độ nhẹ và vừa có thể ăn uống với chế độ ăn như các thành viên khác trong gia đình và luôn cần cố gắng đảm bảo các yếu tố giúp hạn chế nguy cơ các vấn đề về dinh dưỡng. • NKT nặng cần được đảm bảo một chế độ ăn hợp lý và cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa ...

Tài liệu được xem nhiều: