Danh mục

MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ VĂN HÓA TRONG QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không phải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây, những vấn đề triết học của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫn thực tiễn cuộc sống hôm nay. Song, thực ra, ngay từ thời cận đại, một truyền thống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đã được hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ VĂN HÓA TRONG QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN VỀ VĂN HÓA TRONG QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC Nguyễn Huy Hoàng Không phải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây, những vấn đề triếthọc của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhànghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫnthực tiễn cuộc sống hôm nay. Song, thực ra, ngay từ thời cận đại, một truyề nthống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đãđược hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá vàsự lý giải nó trong triết học trước Mác Có thể nói, triết học văn hoá mácxít đã được nảy sinh và phát triển trong lòngcủa truyền thống này. Bởi thế, giờ đây, nghiên cứu truyền thống này là một việclàm cần thiết và hữu ích. Trước tiên, chúng ta cần phải phân biệt lịch sử các quanniệm về văn hoá với lịch sử của chính văn hoá. Bởi lẽ, dù cho những mầm mốngcủa văn hoá đã được phát hiện ra ở những giai đoạn đầu tiên nhất của tồn tại người,nhưng không phải ngay lập tức chúng đã nhận được sự phán ánh trong ý thức conngười. Ý thức con người có khả năng ấy chỉ ở giai đoạn phát triển cao của văn hoánhân loại. Phần lớn các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng, văn hoá chỉ trở thànhmột khái niệm độc lập vào thế kỷ XVIII. Đó là lúc sự phát triển của xã hội đã chothấy sức mạnh hoạt động con người, cho thấy con người có khả năng cải tạo thếgiới, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản than mình ra sao. Sự thấu hiểu những khảnăng thực sự đó của con người đã dẫn đến sự hình thành một khái niệm mới nhằmthể hiện những phương thức và kết quả hoạt động của con người - khái niệm vănhoá. Việc con người ý thức được vai trò tự chủ của mình trong thế giới hiện thực,ý thức được tính tích cực vốn có ở mình để không chịu nằm trong vòng phong tỏacủa những lực lượng tự nhiên hay thần thánh đã được thể hiện rõ trong khái niệmvăn hoá. Đặt nền móng cho sụ hình thành một khái niệm văn hoá như thếtrước tiên phải kể đến những nhà hoạt động xuất sắc của thời đại Phục hưng. Bằng sự quan tâm tới di sản của thời Cổ đại, các nhà tư tưởng thời Phục hưngđã đặt cơ sở cho một nền văn hoá mới - văn hoá nhân văn, một nền văn hoá khôngchỉ hướng tới con người, mà còn xuất phát từ chính con người. Nền văn hoá mớiấy đã đối lập lại với nền văn hoá Trung cổ và hơn nữa, trong đời sống tinh thần, nóchống lại quyền uy của nhà thờ, giáo hội để đòi quyền được tự do tư tưởng và sángtạo của con người. Có thể nói, vào thời Phục hưng, người ta đã ý thức được rằng,văn hoá không phải là kết quả tác động của những lực lượng thần thánh, văn hóalà tác phẩm của con người nhờ sự thông thái và hoạt động tích cực của con người.Có thể định hình nguyên lý cơ bản của một nền văn hoá nhân văn được con ngườitạo lập và kiểm soát trong một công thức ngắn gọn: “con người - kẻ sáng tạo vănhóa” Quan niệm về con người như một nhân cách độc lập, tự do và có sức mạnh tolớn vượt ra ngoài giới hạn sinh lý của nó là một khám phá của chủ nghĩa nhân đạovà được gọi là khám phá con người. Khám phá con người chính là sự ra đờicủa một quan điểm mới về con người. Bằng chính sự tồn tại của mình ở trong thế giới, con người dường như đãthiết lập một biên giới nhằm tách biệt và phân cách mình với các hình thức sốngcòn lại. Vào thời Phục hưng, ý thức về ranh giới này vẫn còn chưa được xác định,nhưng vào những thế kỷ sau nó đã được định hình. Vào thế kỷ XVIII, sự ra đờicủa khái niệm văn hoá là một minh chứng trực tiếp cho sự giải phóng con ngườikhỏi thế giới thần thánh và thế giới tự nhiên - sự giải phóng diễn ra một cách triệtđể trong ý thức con người. Một lĩnh vực của hiện thực được chế định không phảibởi tính tất yếu tự nhiên, không phải bởi sự tiền định thần thánh, mà bởi chínhhoạt động của con người như một thực thể tự do và sáng tạo đã được ghi nhậntrong khái niệm văn hoá. Thế giới văn hoá - đó là thế giới của con người, mộtthế giới mà từ khởi đầu cho tận cùng, luôn thể hiện sự sáng tạo của con người.Trong văn hoá, con người được hình dung không phải như một thực thể được sángtạo ra, mà như một thực thể đang sáng tạo, không phải như một khách thể thụđộng, cam chịu sự tác động của hoàn cảnh bên ngoài, mà như một chủ thể đangthực hiện quá trình biến đổi và cải tạo hoàn cảnh. Tuy nhiên, việc hướng đến hoạt động của con người vẫn còn chưa thật sự đầyđủ để lựa ra văn hoá như một lĩnh vực đặc thù. Con người có thể hành động do sứcmạnh của tất yếu tự nhiên. Vậy thì hoạt động của con người khác biệt với nhữngtác động của các lực lượng tự nhiên bởi cái gì? Hoạt động của con người khác vớinhững tác động của các lực lượng tự nhiên chỉ khi sáng tạo ra thế giới riêng củamình chính là lý tính ở con người. Đó là lý tưởng nhân văn của con người với tưcách một thực thể mang lý tính để được suy tư một cách t ...

Tài liệu được xem nhiều: