Mô hình dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 241.18 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề khá mới mẻ và phức tạp. Để chất lượng đào tạo tốt, chúng ta phải hiểu đặc điểm của việc dạy nghề này và cần tìm ra biện pháp hiệu quả. Đào tạo nghề gắn với việc làm thông qua “dạy học trải nghiệm” đã mang lại lợi ích to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 156-161 MÔ HÌNH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Nguyễn Văn Bảy Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp E-mail: bayspkt@gmail.com Tóm tắt. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề khá mới mẻ và phức tạp. Để chất lượng đào tạo tốt, chúng ta phải hiểu đặc điểm của việc dạy nghề này và cần tìm ra biện pháp hiệu quả. Đào tạo nghề gắn với việc làm thông qua “dạy học trải nghiệm” đã mang lại lợi ích to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.1. Đặt vấn đề Với đặc trưng là một đất nước nông nghiệp, lực lượng lao động chưa qua đàotạo nghề ở nông thôn Việt Nam hiện chiếm tỉ lệ khá lớn, nhiều vùng nông thôn,nhất là ở vùng trung du và miền núi vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Đảng và Nhà nướcta đã dành sự quan tâm đầu tư phát triển nông thôn một cách toàn diện, trong đócó việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn (LĐNT). Thực tếđào tạo nghề thời gian qua cho thấy do người học là những người lao động, có cảmặt mạnh và hạn chế nhất định nên cần phải sử dụng những mô hình, phương phápđào tạo thích hợp. Là một trong những cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT,qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy có một mô hình dạy nghềkhá phù hợp với những học viên này là sử dụng mô hình dạy học trải nghiệm.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc điểm của người học nghề xuất thân từ LĐNT Nền kinh tế tiểu nông tồn tại từ lâu đời và văn hóa làng xã đã góp phần tạonên đặc điểm tâm lý đa dạng và phức tạp của người LĐNT. Bên cạnh những đặcđiểm tốt như cần cù, chịu đựng gian khổ,. . . thì LĐNT cũng có một số điểm hạnchế gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề như sau: - Tư duy manh mún, tầm nhìn hạn chế, chậm đổi mới, thậm chí ngại đổi mới. - Thường an phận, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, tính năng động còn hạnchế.156 Mô hình dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề... - Khác với người học nghề chính quy thường là đồng nhất về lứa tuổi và trìnhđộ,... người học nghề là LĐNT có đặc điểm đa số là người trưởng thành, khác nhauvề độ tuổi, trình độ chuyên môn, học vấn,. . . nên tiếp thu khó khăn, chậm chạp. Tuy nhiên, LĐNT lại thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống.Đây là những đặc điểm cơ bản về người học là LĐNT. Từ những đặc điểm này cầncó biện pháp dạy nghề phù hợp, đảm bảo hiệu quả.2.2. Mô hình dạy học trải nghiệm2.2.1. Khái niệm Mô hình dạy học trải nghiệm (DHTN) là cách dạy học dựa vào kinh nghiệmcủa chính người học, thông qua tổ chức hoạt động để người học giải quyết các vấnđề thực tế từ đó giúp họ có được kiến thức và kĩ năng mới. Đây là một trong những mô hình dạy học hiệu quả nhất đối với người học đãtrưởng thành. Bởi vì những người trưởng thành có nhiều kinh nghiệm trong cuộcsống, họ phát huy được năng lực học tập thông qua thực hành, trải nghiệm nhữngđiều họ đã biết trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở tự tìm tòi, khám phá, ngườihọc tập trung vận dụng nội dung học tập vào giải quyết các vấn đề, khó khăn trongthực tiễn. Việc học tập của họ là một quá trình nghiền ngẫm và thảo luận mangtính năng động. Từ đó tìm ra sợi dây liên kết giữa kinh nghiệm của họ với các kháiniệm mới. Quá trình thảo luận, trao đổi giúp mọi người thể hiện rõ ràng những gìhọ nghĩ và cảm nhận được, đồng thời rút ra phương pháp tư duy mới [4].2.2.2. Chu trình học tập trải nghiệm “Kinh nghiệm không phải là những gì xảy ra với bạn, mà là cái bạn tạo ra vềnhững gì xảy ra với mình” (Aldous Huxley). Câu trích dẫn này đã nắm bắt đượcbản chất của chu trình học tập trải nghiệm và được minh họa trong hình vẽ dướiđây. Hình 1. Chu trình học tập trải nghiệm của người trưởng thành (1) Hình thành kinh nghiệm cụ thể Giai đoạn đầu tiên này là lúc phát sinh các dữ liệu của chu trình học tập trải 157 Nguyễn Văn Bảynghiệm. Đây là bước mà thông thường được liên kết với các trò chơi hoặc các hoạtđộng vui nhộn. Bất kỳ các phương pháp nào đòi hỏi việc tự đánh giá cũng như sựtương tác giữa các cá nhân đều có thể được sử dụng như là phần “làm việc” cho họctập trải nghiệm. Tất cả những vấn đề cần thiết tại giai đoạn này của chu trình họctập là phát triển các dữ liệu chung trong học viên. Điều này có nghĩa rằng bất kỳnhững gì xảy ra trong hoạt động (dù hoàn tất hay không) đã tạo ra những thông tincăn bản cho việc phân tích chủ yếu của giai đoạn kế tiếp. Các phương pháp chungdưới đây được áp dụng để phát triển các dữ liệu: Mô phỏng và sắm vai, học tập ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 156-161 MÔ HÌNH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Nguyễn Văn Bảy Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp E-mail: bayspkt@gmail.com Tóm tắt. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề khá mới mẻ và phức tạp. Để chất lượng đào tạo tốt, chúng ta phải hiểu đặc điểm của việc dạy nghề này và cần tìm ra biện pháp hiệu quả. Đào tạo nghề gắn với việc làm thông qua “dạy học trải nghiệm” đã mang lại lợi ích to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.1. Đặt vấn đề Với đặc trưng là một đất nước nông nghiệp, lực lượng lao động chưa qua đàotạo nghề ở nông thôn Việt Nam hiện chiếm tỉ lệ khá lớn, nhiều vùng nông thôn,nhất là ở vùng trung du và miền núi vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Đảng và Nhà nướcta đã dành sự quan tâm đầu tư phát triển nông thôn một cách toàn diện, trong đócó việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn (LĐNT). Thực tếđào tạo nghề thời gian qua cho thấy do người học là những người lao động, có cảmặt mạnh và hạn chế nhất định nên cần phải sử dụng những mô hình, phương phápđào tạo thích hợp. Là một trong những cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT,qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy có một mô hình dạy nghềkhá phù hợp với những học viên này là sử dụng mô hình dạy học trải nghiệm.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đặc điểm của người học nghề xuất thân từ LĐNT Nền kinh tế tiểu nông tồn tại từ lâu đời và văn hóa làng xã đã góp phần tạonên đặc điểm tâm lý đa dạng và phức tạp của người LĐNT. Bên cạnh những đặcđiểm tốt như cần cù, chịu đựng gian khổ,. . . thì LĐNT cũng có một số điểm hạnchế gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề như sau: - Tư duy manh mún, tầm nhìn hạn chế, chậm đổi mới, thậm chí ngại đổi mới. - Thường an phận, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, tính năng động còn hạnchế.156 Mô hình dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề... - Khác với người học nghề chính quy thường là đồng nhất về lứa tuổi và trìnhđộ,... người học nghề là LĐNT có đặc điểm đa số là người trưởng thành, khác nhauvề độ tuổi, trình độ chuyên môn, học vấn,. . . nên tiếp thu khó khăn, chậm chạp. Tuy nhiên, LĐNT lại thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống.Đây là những đặc điểm cơ bản về người học là LĐNT. Từ những đặc điểm này cầncó biện pháp dạy nghề phù hợp, đảm bảo hiệu quả.2.2. Mô hình dạy học trải nghiệm2.2.1. Khái niệm Mô hình dạy học trải nghiệm (DHTN) là cách dạy học dựa vào kinh nghiệmcủa chính người học, thông qua tổ chức hoạt động để người học giải quyết các vấnđề thực tế từ đó giúp họ có được kiến thức và kĩ năng mới. Đây là một trong những mô hình dạy học hiệu quả nhất đối với người học đãtrưởng thành. Bởi vì những người trưởng thành có nhiều kinh nghiệm trong cuộcsống, họ phát huy được năng lực học tập thông qua thực hành, trải nghiệm nhữngđiều họ đã biết trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở tự tìm tòi, khám phá, ngườihọc tập trung vận dụng nội dung học tập vào giải quyết các vấn đề, khó khăn trongthực tiễn. Việc học tập của họ là một quá trình nghiền ngẫm và thảo luận mangtính năng động. Từ đó tìm ra sợi dây liên kết giữa kinh nghiệm của họ với các kháiniệm mới. Quá trình thảo luận, trao đổi giúp mọi người thể hiện rõ ràng những gìhọ nghĩ và cảm nhận được, đồng thời rút ra phương pháp tư duy mới [4].2.2.2. Chu trình học tập trải nghiệm “Kinh nghiệm không phải là những gì xảy ra với bạn, mà là cái bạn tạo ra vềnhững gì xảy ra với mình” (Aldous Huxley). Câu trích dẫn này đã nắm bắt đượcbản chất của chu trình học tập trải nghiệm và được minh họa trong hình vẽ dướiđây. Hình 1. Chu trình học tập trải nghiệm của người trưởng thành (1) Hình thành kinh nghiệm cụ thể Giai đoạn đầu tiên này là lúc phát sinh các dữ liệu của chu trình học tập trải 157 Nguyễn Văn Bảynghiệm. Đây là bước mà thông thường được liên kết với các trò chơi hoặc các hoạtđộng vui nhộn. Bất kỳ các phương pháp nào đòi hỏi việc tự đánh giá cũng như sựtương tác giữa các cá nhân đều có thể được sử dụng như là phần “làm việc” cho họctập trải nghiệm. Tất cả những vấn đề cần thiết tại giai đoạn này của chu trình họctập là phát triển các dữ liệu chung trong học viên. Điều này có nghĩa rằng bất kỳnhững gì xảy ra trong hoạt động (dù hoàn tất hay không) đã tạo ra những thông tincăn bản cho việc phân tích chủ yếu của giai đoạn kế tiếp. Các phương pháp chungdưới đây được áp dụng để phát triển các dữ liệu: Mô phỏng và sắm vai, học tập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào tạo nghề Lao động nông thôn Chất lượng đào tạo nghề Phát triển kinh tế Phát triển xã hội Xây dựng nông thôn mớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 343 0 0
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 270 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 215 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 193 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 173 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 150 0 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 123 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 122 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 119 0 0