Danh mục

Mô hình phân tích và thiết kế hướng đối tượng: Phần 2

Số trang: 77      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.72 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Các mô hình cơ bản trong phân tích và thiết kế hướng đối tượng: Phần 2 gồm có những nội dung chính sau: Chương 6: Các mô hình thiết kế tương tác; Chương 7: Mô hình kiến trúc logic; Chương 8: Mô hình kiến trúc vật lý; Chương 9: Mô hình phân tích và thiết kế một ca sử dụng; Chương 10: Mô hình thiết kế đối tượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phân tích và thiết kế hướng đối tượng: Phần 2 142 CÁC MÔ HÌNH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 6 CÁC MÔ HÌNH THIẾT KẾ TƯƠNG TÁC 6.1. SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG Sơ đồ hoạt động (Activity Diagram) trong UML gần giống với lưu đồ (Flow Chart) mà chúng ta đã quen sử dụng trong phân tích thiết kế có cấu trúc. Nó chỉ ra các bước thực hiện, các hoạt động, các nút quyết định và điều kiện rẽ nhánh để điều khiển luồng thực hiện của hệ thống. Sơ đồ hoạt động mô tả các hoạt động và các kết quả của những hoạt động đó và: ♦ Nhấn mạnh hơn về công việc thực hiện khi cài đặt một thao tác của từng đối tượng, ♦ Tương tự như sơ đồ trạng thái, nhưng khác chủ yếu ở chỗ nó tập trung mô tả về các hoạt động (công việc và những thao tác cần thực thi) cùng những kết quả thu được từ việc thay đổi trạng thái của các đối tượng. ♦ Trạng thái trong sơ đồ hoạt động là các trạng thái hoạt động, nó sẽ được chuyển sang trạng thái sau, nếu hoạt động ở trạng thái trước được hoàn thành. CHƯƠNG 6: CÁC MÔ HÌNH THIẾT KẾ TƯƠNG TÁC 143 6.1.1. Trạng thái và sự chuyển trạng thái Trạng thái và sự chuyển đổi trạng thái được ký hiệu và cách sử dụng hoàn toàn giống như trong sơ đồ trạng thái. 6.1.2. Nút quyết định và rẽ nhánh Một đối tượng khi hoạt động thì từ một trạng thái có thể rẽ nhánh sang những trạng thái khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện, những sự kiện xảy ra để quyết định. Điều kiện rẽ nhánh thường là các biểu thức Boolean. Trong UML, nút quyết định rẽ nhánh được biểu diễn bằng hình thoi có các đường rẽ nhánh với những điều kiện đi kèm để lựa chọn như hình 6.1. [a >100] [a = 100] [a < 100] Hình 6.1. Nút rẽ nhánh trong sơ đồ hoạt động 6.1.3. Thanh tương tranh hay thanh đồng bộ Trong hoạt động của hệ thống, có thể có nhiều luồng hoạt động được bắt đầu thực hiện hay kết thúc đồng thời. Trong UML, thanh đồng bộ được vẽ bằng đoạn thẳng đậm được sử dụng để kết hợp nhiều luồng hoạt động đồng thời và để chia nhánh cho những luồng có khả năng thực hiện song song. Ví dụ: Vẽ sơ đồ hoạt động mô tả các hoạt động “Đun nước và pha một tách chè Lipton”. Chúng ta thấy một số hoạt động có thể thực hiện song hành như “Đun nước”, “Tìm một gói chè Lipton”, “Tìm tách”,... Sơ đồ hoạt động cho các hoạt động trên có thể mô tả như hình 6.2. 144 CÁC MÔ HÌNH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Đổ nước vào Tìm một gói Tìm tách ấm đun nước chè Lipton Đun nước sôi Bỏ gói chè vào tách Đổ nước sôi vào tách có chè Pha thêm sữa Ghi chú: Hình này biểu diễn một hoạt động Hình 6.2. Sơ đồ hoạt động “Đun nước và pha chè” 6.1.4. Tuyến công việc Tuyến công việc (đường bơi) được sử dụng để phân hoạch các hoạt động (trạng thái) theo các nhóm đối tượng hay theo tuyến hoạt động của từng đối tượng. Giống như trong một cuộc thi bơi, trong bể bơi mỗi vận động viên bơi lội chỉ được bơi theo một tuyến đã được xác định. Trong hệ thống phần mềm cũng vậy, mỗi đối tượng hoạt động theo tuyến đã được xác định, nhưng có khác là giữa các tuyến này có sự chuyển đổi thông tin với nhau. Ví dụ: Xét các hoạt động xảy ra khi khách mua hàng chọn phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Credit). Người bán hàng CHƯƠNG 6: CÁC MÔ HÌNH THIẾT KẾ TƯƠNG TÁC 145 nhận thẻ từ khách hàng, chuyển thẻ cho bộ phận kiểm duyệt. Nếu là thẻ hợp lệ thì trừ vào thẻ số tiền mua hàng của khách phải trả và giao lại thẻ cho khách. Các hoạt động trên được mô tả trong sơ đồ hoạt động như ở hình 6.3. Sơ đồ hoạt động sử dụng để thể hiện những hoạt động sẽ thực hiện của mỗi đối tượng và chỉ ra cách thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thông qua các dòng công việc, theo tổ chức của các đối tượng. :KháchHàng :NgườiBánHàng :BộPhậnKiểmDuyệtThẻ :HệThống Trình thẻ Nhận thẻ tín dụng tín dụng Kiểm duyệt Hợp lệ Nhận lại Trừ thẻ Không hợp lệ thẻ tín dụng tín dụng Ghi chú: Hình này biểu diễn một hoạt động Hình 6.3. Các tuyến công việc trong sơ đồ hoạt động 6.2. SƠ ĐỒ CỘNG TÁC Sơ đồ cộng tác (collaboration diagram) gần giống như sơ đồ trình tự, mô tả sự tương tác của các đối tượng với nhau, nhưng khác với sơ đồ trình tự là ở đây tập trung vào ngữ cảnh và không gian thực hiện công việc. Sơ đồ trình tự có trật tự theo thời gian, còn sơ đồ cộng tác tập trung nhiều vào quan hệ giữa các đối tượng, tập trung vào các tổ chức cấu trúc của các đối tượng gửi hay nhận thông điệp. Sơ đồ trình tự tập trung vào điều khiển, còn sơ đồ cộng tác lại tập trung vào luồng dữ liệu (data flows). Sơ đồ trình tự và cộng tác chỉ phù hợp với 146 CÁC MÔ HÌNH CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG việc mô tả từng biến thể của thủ tục, không phù hợp với việc xác định đầy đủ các hành vi trên một sơ đồ. Cả hai sơ đồ trình tự và cộng tác đều liên quan đến các đối tượng cài đặt chức năng thực hiện trong ca sử dụng. Chúng được xây dựng cho đối tượng, lớp, hay cả hai. Sơ đồ cộng tác chính là một đồ thị chỉ ra một số các đối tượng và những sự liên kết giữa c ...

Tài liệu được xem nhiều: