Danh mục

Mô hình phát triển khu kinh tế tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 752.79 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Mô hình phát triển khu kinh tế tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam nghiên cứu mô hình phát triển khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất…, đồng thời chỉ ra những hạn chế và yếu kém về phát triển khu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình phát triển khu kinh tế tại một số quốc gia trên thế giới và hàm ý cho Việt Nam MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Lê Khánh Cường1 Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu mô hình phát triển khu kinh tế của một số quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất…, đồng thời chỉ ra những hạn chế và yếu kém về phát triển khu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó, nghiên cứu đã đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam để đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế, như: Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế theo hướng thu hút đầu tư đồng bộ, khai thác nguồn lực từ đối tác công - tư, xanh hóa sản xuất, phát triển du lịch - dịch vụ đẳng cấp, hiện đại hóa nền hành chính, tư nhân hóa quản trị… Việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm, vận dụng lý luận để tiếp tục xây dựng, phát triển, đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế có thể mở ra triển vọng tích cực và hứa hẹn, tạo động lực mới cho các địa phương tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Mô hình phát triển khu kinh tế, đặc khu kinh tế, khu kinh tế, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển khu kinh tế. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Malaysia, Singapore,... đã triển khai và áp dụng thành công nhiều mô hình khu kinh tế như đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do, khu thương mại tự do… Các khu kinh tế được xây dựng đều có chung mục đích nhằm thu hút các nguồn lực (công nghệ hiện đại, nguồn vốn, nhân tài, ý tưởng phát triển...) từ bên ngoài nhằm tạo ra những cực tăng trưởng, kích hoạt các vùng kinh tế, nền kinh tế phát triển. Khu kinh tế cũng đồng thời là nơi 1 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả liên hệ. Email: cuonglk@vnu.edu.vn 382 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... thử nghiệm các thể chế, cơ chế, chính sách mới kỳ vọng tạo đột phá. Việc phát triển các khu kinh tế đã và đang có hiệu quả tác động tích cực, mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra những chuyển biến về đời sống xã hội phát triển kinh tế ở các khu kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình khu kinh tế trên cả nước nói chung chưa đạt được thành công như mong đợi. Những khó khăn, hạn chế chung gồm: (1) mô hình quản lý còn bất cập, mô hình phát triển chưa đạt hiệu quả mong muốn; (2) số lượng và chất lượng đầu tư thấp; số lượng các nhà đầu tư chiến lược, vốn đầu tư, chất lượng công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; (3) công tác giải phóng mặt bằng, cơ sở hạ tầng còn nhiều vướng mắc, bất cập; (4) thiếu tính liên kết chuỗi giá trị, liên kết ngành, liên kết vùng; (5) cơ chế, chính sách còn có vướng mắc, cần tiếp tục hoàn thiện… Vì vậy, mà việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về xây dựng và đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách phần nào có những gợi ý vận dụng linh hoạt vào từng địa phương xây dựng được mô hình khu kinh tế phù hợp với từng địa phương, phát huy được sức mạnh, tiềm năng của từng địa phương, giúp địa phương phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khu kinh tế và vai trò của khu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương 2.1.1. Khái niệm khu kinh tế Thuật ngữ “Khu kinh tế” xuất hiện từ cuối thập niên 1970 cùng với những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về hiệu quả tập trung kinh tế và địa kinh tế mới. Đến nay, có nhiều khái niệm và cách gọi khác nhau về khu kinh tế nhưng tên gọi chung quốc tế là “Economic zones”. Theo nghĩa rộng, khu kinh tế là một khu vực xác định, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt. Cụ thể hơn, khu kinh tế là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, có không gian kinh tế riêng biệt, được áp dụng những chính sách đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kiến thức quản lý và các nguồn lực khác để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề có lợi thế nhất định, hướng mở cao, chú trọng kinh tế đối ngoại (Vũ Thành Tự Anh, 2016). Phần 2. KINH TẾ HỌC 383 Tiếp cận theo góc độ phát triển thì khu kinh tế thể hiện mục tiêu tạo sự đột phá, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực thông qua việc thu hút các nguồn lực tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ, đầu tư… từ các biện pháp về cơ chế, chính sách đặc biệt. Tiếp cận theo góc độ quản lý thì các khu kinh tế là hình thức tổ chức theo hướng tập trung chuyên môn hóa, thể hiện những đặc trưng cơ bản của tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ (Porter, 2008). Từ những cách hiểu trên thì “Khu kinh tế” được hiểu là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, ranh giới địa lý xác định, có lợi thế nhất định về vị trí địa lý, môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, được Nhà nước cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. 2.1.2. Vai trò của khu kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một địa phương (1) Thu hút đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài; (2) Phát triển cơ sở hạ tầng; (3) Hỗ trợ cho chiến lược cải cách kinh tế rộng lớn hơn; (4) Là phòng “thí nghiệm” cho các chính sách và cách tiếp cận mới; (5) Giải tỏa một phần áp lực của tăng dân số và nhu cầu việc làm. Thực tế cho thấy, các khu kinh tế (KKT) đã trở thành yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của các nền kinh tế, là những cửa mở lớn thu hút các nguồn lực bên ngoài và tạo ra những điểm tăng trưởng nổi bật có sức lan tỏa mạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: