Danh mục

Mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam – Nghiên cứu so sánh với Hàn Quốc

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.48 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam – Nghiên cứu so sánh với Hàn Quốc" khái quát những vấn đề chung về quản trị đại học; giới thiệu mô hình quản trị đại học tại Hàn Quốc dưới góc độ so sánh với Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất về mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam – Nghiên cứu so sánh với Hàn Quốc MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT TẠI VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỚI HÀN QUỐC ThS. NCS Đỗ Thị Ánh Hồng*, Trần Thị Thu Hà** 1 2 Tóm tắt. Hiện nay, đổi mới quản trị đại học đang là vấn đề quan trọng nhằm xây dựng nền giáo dục thực chất. Bài viết dưới đây khái quát những vấn đề chung về quản trị đại học; giới thiệu mô hình quản trị đại học tại Hàn Quốc dưới góc độ so sánh với Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra những đề xuất về mô hình quản trị đại học hướng tới nền giáo dục thực chất tại Việt Nam. Từ khóa: Quản trị đại học, mô hình quản trị đại học, giáo dục thực chất. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC Trong bối cảnh nền giáo dục đại học đứng trước những đòi hỏi đổi mới căn bản, toàn diện để hướng tới nền giáo dục thực chất, khái niệm “quản trị đại học” trở nên phổ biến. Tuy nhiên, quản trị đại học là khái niệm không có một định nghĩa thống nhất và có nội hàm rộng. Có quan điểm cho rằng, quản trị đại học là việc sắp xếp một cách chính thức và không chính thức cho phép các cơ sở giáo dục đại học đề ra những quyết định, chính sách; thiết lập, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách của cơ sở giáo dục đó1. 3 Mặt khác, quản trị là một khái niệm rộng lớn hơn có thể bao gồm quản lý trong đó. Bởi quản trị còn gồm hoạt động đưa ra những mục tiêu cụ thể và các chiến lược dài hạn và ngắn hạn để phục vụ cho mục tiêu đó. Trong khi quản lý đề cập đến quá trình thực hiện các quyết định này, các hoạt động hàng ngày bảo đảm những mục tiêu và chiến lược mà quản trị đề ra2. Như vậy, quản trị gắn với giáo dục đại học sẽ bao gồm 4 toàn bộ các hoạt động như ban hành chính sách, đề ra mục tiêu, kế hoạch và chiến lược * Trường Đại học Luật Hà Nội. ** Công ty Cổ phần Đầu tư CIC. 1 Munyae M. Mulinge, Josephine N. Arasa, Violet Wawire (2017), “The Governance of Higher Education”, The Status of Student Involvement in University Governance in Kenya, Council for the Development of Social Science Research in Africa DAKAR, p. 38. 2 Martina Vukasović, Higher Education Governance – General Report, http://www.aic.lv/ace/ace_ disk/2005_07/sem05_07/z_coe_govern/final_report.htm, truy cập ngày 24/7/2021. Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” 201 cũng như quản lý, giám sát để điều hành và phát triển cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định pháp luật và định hướng giáo dục nói chung với yêu cầu bảo đảm được tính hiệu quả trên thực tế. Các quốc gia thường xây dựng một mô hình quản trị đại học với các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách, pháp luật của nhà nước, điều kiện về giáo dục, kinh tế, xã hội. Mục đích chung của quản trị đại học là phát huy vai trò tích cực của các trường đại học, tiến tới một nền giáo dục minh bạch, hiệu quả và thực chất. Một cơ sở giáo dục được quản lý kém sẽ không thể phát triển cũng như không cung cấp được dịch vụ giáo dục bảo đảm chất lượng. Những quốc gia có nền quản trị đại học tiến bộ thường là những quốc gia đứng đầu thế giới về giáo dục như Hoa Kỳ, Australia, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singaporere,… Bằng việc thiết lập các khuôn khổ trong quản trị đại học bao gồm các hợp đồng giữa trường đại học với các bên liên quan để phân phối trách nhiệm, quyền lợi1; các thủ tục giám sát, kiểm soát việc thực thi chính sách; tự chủ về tài chính; hoạt động quản lý sinh viên,… các quốc gia đều lựa chọn cho mình một mô hình quản trị đại học thích hợp để triển khai trên thực tế. 2. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH a. Mô hình quản trị đại học tại Hàn Quốc Giáo dục đại học tại Hàn Quốc chủ yếu gắn với các cơ sở đào tạo đại học tư nhân. Theo thống kê của Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (Korean Educational Development Institute – KEDI), trước năm 2005, Hàn Quốc có 145 trên tổng số 171 trường đại học hệ bốn năm và 143 trên tổng số 158 trường cao đẳng cộng đồng hệ hai đến ba năm) là tư nhân. Khoảng 78% sinh viên đại học và 96% học sinh trung học đăng kí học tại các cơ sở đào tạo tư nhân2. Tuy nhiên, kể từ sau năm 2005, Chính phủ Hàn Quốc ban hành chính sách sáp nhập các trường đại học do cùng một tập đoàn điều hành hoặc tổ chức lại thành các trường đại học hệ bốn năm. Do đó, đến năm 2020, Hàn Quốc có 203 trường đại học tư nhân và 136 trường cao đẳng cộng đồng3. Cho đến trước thời điểm đổi mới và giao quyền tự chủ toàn diện cho các trường đại học của Hàn Quốc vào năm 1995, chính sách giáo dục đại học của Hàn Quốc được cho là tập trung đến mức cực đoan. Bộ Giáo dục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: