Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 616.61 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều biến đổi cho nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Để hạn chế nguy cơ tụt hậu và bắt kịp đà tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực, thoát bẫy thu nhập trung bình và đạt mục tiêu phát triển đến năm 2030, Việt Nam cần có sự chuyển đổi trong mô hình tăng trưởng kinh tế, từ mở rộng về số lượng sang nâng cao chất lượng, tận dụng lợi thế nước đi sau, tập trung vào năng suất và đổi mới công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 01. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GS.TS. Phạm Hồng Chương*, ThS.NCS. Vũ Thu Trang* Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều biến đổi cho nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Để hạn chế nguy cơ tụt hậu và bắt kịp đà tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực, thoát bẫy thu nhập trung bình và đạt mục tiêu phát triển đến năm 2030, Việt Nam cần có sự chuyển đổi trong mô hình tăng trưởng kinh tế, từ mở rộng về số lượng sang nâng cao chất lượng, tận dụng lợi thế nước đi sau, tập trung vào năng suất và đổi mới công nghệ. Từ khóa: Mô hình tăng trưởng, Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Từ năm 2011, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế luôn được xem là vấn đề trọng tâm của nước ta. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về chủ trương, đường lối và các chính sách để thực hiện nhiệm vụ này, cụ thể: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”; Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020... Gần đây nhất là Nghị quyết * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tái khẳng định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”. Thập kỷ 2020 - 2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình thành một nước công nghiệp. Đây là mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta, đặc biệt là dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và mang lại những cơ hội lớn cùng với những thách thức đối với Việt Nam. Đây chính là thời điểm mà năng lực sáng tạo cần được thể hiện đúng vai trò, đúng xu thế chung của thế giới: xây dựng quốc gia phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thay vì dựa vào vốn, tài nguyên, lao động như hiện nay. CMCN 4.0 tạo đột phá công nghệ, thay đổi cơ bản phương thức sản xuất với sự kết hợp giữa hệ thống thực và hệ thống ảo; phá bỏ các giới hạn về vật chất của quá trình phát triển; có thể tạo ra quy mô và tốc độ phát triển nhanh và mạnh chưa từng có tiền lệ trong lịch sử về kinh tế - xã hội và môi trường trên toàn cầu, trong khu vực và trong từng nền kinh tế. Theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong hơn 10 năm qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào... Liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước có thu nhập cao như: Hàn Quốc và Đài Loan đã làm được trong thời gian qua; hay Việt Nam lại bước theo vết xe đổ của một số quốc gia lân cận như: Thái Lan, Malaysia sau một thời gian dài vẫn loay hoay chưa thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình là một câu hỏi lớn. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM CMCN 4.0 là mô hình cách mạng mới cho sản xuất, sử dụng các hệ thống sản xuất không gian mạng, bao gồm: các mạng cảm biến trực tuyến, máy móc và các hệ thống công nghệ thông tin nhằm mở rộng toàn bộ chuỗi giá trị. Việt Nam cùng với 5 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan được đánh giá sẽ trở thành khu vực phát triển Internet nhanh nhất trên thế giới với hơn 480 triệu người dùng vào năm 2020 (Rizqy Anandhika, 2017). CMCN 4.0 mang đến cả cơ hội và thách thức cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2.1. Sơ lược về Cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 trở thành một chủ đề được thảo luận thường xuyên cho các doanh nghiệp, trường đại học và trung tâm nghiên cứu (Hermann, 2015). Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức và được sử dụng rộng rãi sau Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 (năm 2016) tại Thụy Sĩ. 17 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Các cuộc cách mạng công nghiệp Nguồn: Petrillo và cộng sự (2018) Cuộc CMCN đầu tiên là cách mạng về động cơ hơi nước, chuyển lao động thủ công sang cơ khí chế tạo. Cuộc CMCN thứ hai xây dựng trên các phát mi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 01. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GS.TS. Phạm Hồng Chương*, ThS.NCS. Vũ Thu Trang* Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều biến đổi cho nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Để hạn chế nguy cơ tụt hậu và bắt kịp đà tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực, thoát bẫy thu nhập trung bình và đạt mục tiêu phát triển đến năm 2030, Việt Nam cần có sự chuyển đổi trong mô hình tăng trưởng kinh tế, từ mở rộng về số lượng sang nâng cao chất lượng, tận dụng lợi thế nước đi sau, tập trung vào năng suất và đổi mới công nghệ. Từ khóa: Mô hình tăng trưởng, Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Từ năm 2011, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế luôn được xem là vấn đề trọng tâm của nước ta. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về chủ trương, đường lối và các chính sách để thực hiện nhiệm vụ này, cụ thể: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”; Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020... Gần đây nhất là Nghị quyết * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tái khẳng định định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030: “Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”. Thập kỷ 2020 - 2030 là giai đoạn quyết định để Việt Nam chuyển mình thành một nước công nghiệp. Đây là mốc quan trọng và mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta, đặc biệt là dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và mang lại những cơ hội lớn cùng với những thách thức đối với Việt Nam. Đây chính là thời điểm mà năng lực sáng tạo cần được thể hiện đúng vai trò, đúng xu thế chung của thế giới: xây dựng quốc gia phát triển dựa vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thay vì dựa vào vốn, tài nguyên, lao động như hiện nay. CMCN 4.0 tạo đột phá công nghệ, thay đổi cơ bản phương thức sản xuất với sự kết hợp giữa hệ thống thực và hệ thống ảo; phá bỏ các giới hạn về vật chất của quá trình phát triển; có thể tạo ra quy mô và tốc độ phát triển nhanh và mạnh chưa từng có tiền lệ trong lịch sử về kinh tế - xã hội và môi trường trên toàn cầu, trong khu vực và trong từng nền kinh tế. Theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong hơn 10 năm qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào... Liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước có thu nhập cao như: Hàn Quốc và Đài Loan đã làm được trong thời gian qua; hay Việt Nam lại bước theo vết xe đổ của một số quốc gia lân cận như: Thái Lan, Malaysia sau một thời gian dài vẫn loay hoay chưa thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình là một câu hỏi lớn. 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM CMCN 4.0 là mô hình cách mạng mới cho sản xuất, sử dụng các hệ thống sản xuất không gian mạng, bao gồm: các mạng cảm biến trực tuyến, máy móc và các hệ thống công nghệ thông tin nhằm mở rộng toàn bộ chuỗi giá trị. Việt Nam cùng với 5 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan được đánh giá sẽ trở thành khu vực phát triển Internet nhanh nhất trên thế giới với hơn 480 triệu người dùng vào năm 2020 (Rizqy Anandhika, 2017). CMCN 4.0 mang đến cả cơ hội và thách thức cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2.1. Sơ lược về Cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 trở thành một chủ đề được thảo luận thường xuyên cho các doanh nghiệp, trường đại học và trung tâm nghiên cứu (Hermann, 2015). Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp 4.0” (Industry 4.0) bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức và được sử dụng rộng rãi sau Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 (năm 2016) tại Thụy Sĩ. 17 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Các cuộc cách mạng công nghiệp Nguồn: Petrillo và cộng sự (2018) Cuộc CMCN đầu tiên là cách mạng về động cơ hơi nước, chuyển lao động thủ công sang cơ khí chế tạo. Cuộc CMCN thứ hai xây dựng trên các phát mi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình tăng trưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 Tái cơ cấu nền kinh tế Hạ tầng số Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao năng suất lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 436 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 319 0 0 -
Việt Nam: Những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay
3 trang 319 0 0 -
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 292 0 0 -
7 trang 277 0 0
-
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 223 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 222 0 0 -
6 trang 211 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 199 0 0 -
12 trang 194 0 0