Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho trẻ uống ac-ti-sô, củ sen, bột sắn dây, hay bài thuốc lục vị ẩm… Cách ngăn ngừa mồ hôi trộm ở trẻ Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ là việc không hề dễ chút nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Con em là bé trai khi sinh được 3.1kg, cao 50cm. Em cho con bú sữa bình hoàn
toàn. Đến nay cháu được 3 tháng 24 ngày nặng 6.5kg cao 63cm. Trung bình 1
ngày cháu ngủ 12 tiếng, nhưng ngủ say là bé bắt đầu ra nhiều mô hôi trộm ở trán,
sau gáy, lòng bàn tay và chân.bé chưa lẫy nhưng mang nổi đầu rồi tuy còn chưa
cứng lắm. vậy cho e hỏi:
1. Bé nhà e có bị còi xương không, cân nặng và chiều cao của bé như vậy là có
nhỏ không?
2. Bé uống sữa như vậy có đủ chất chưa? có cần cho bé ăn dặm để tăng cân nhanh
không?
3. Bé có phải bị thiếu canxi mới dẫn đến tình trạng bị mồ hôi trộm không ?
Mong được phản hồi sớm từ các chuyên gia.
Em xin cám ơn.
Chào bạn
Chỉ cần bạn cho biết bé ăn sữa công thức hoàn toàn đã cho thấy bé chưa đủ chất và
nguy cơ miễn dịch yếu, do mẹ không cho bú thì không thể truyền cho con kháng
thể lại thêm yếu tố mùa đông không tắm nắng cho bé được mà thiếu vitamin D thì
khả năng hấp thụ can-xi thấp mặc dù sữa công thức có hàm lượng can-xi cao. Hiện
tượng ra mồ hôi trộm là chỉ điểm cho thấy bé thiếu vitamin D, Ca mặc dù cân nặng
và chiều cao đạt mức bình thường (nhưng chất lượng xương cơ chưa cứng cáp).
Hiện tại giấc ngủ như vậy là tốt, nên đảm bảo duy trì trung bình mỗi bữa là 160-
180ml sữa x 6 bữa (tối thiểu), chỉ ăn dặm sớm nhất cũng phải 5 tháng rưỡi trở đi vì
trẻ chưa hoàn chỉnh men tiêu tinh bột trong hệ tiêu hóa nên không hấp thu được.
Nguyên nhân trẻ bị mồ hôi trộm
Khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ mồ
hôi thì dân gian gọi là mồ hôi trộm. Mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán,
nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới
da. Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và
muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn. Nếu
hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy
kiệt.
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm
Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những trẻ con thiếu vitamin D trong
giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên
giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra mồ
hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ (mồ hôi
trộm) nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin
D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương…
Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có
chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó
chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh,
mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.
Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi
mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
Biện pháp khắc phục
Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử
dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày
có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé
bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 – 30 phút. Để
cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp
xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và
luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Nên cho trẻ ăn nhiều loại
rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam…
Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng.
Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều mồ hôi, có thể gây
ngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho trẻ uống ac-ti-sô, củ sen, bột sắn dây, hay bài
thuốc lục vị ẩm…
Cách ngăn ngừa mồ hôi trộm ở trẻ
Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ là việc không hề dễ chút nào. Trẻ tăng cân, phát
triển tốt. Nhưng các mẹ không yên lòng khi thấy con ra quá nhiều mồ hôi đặc
biệt vào ban đêm. Mồ hôi ra nhiều, thấm ngược lại vào cơ thể, làm cho trẻ rất
dễ bị cảm lạnh. Làm thế nào để ngăn chặn ra mồ hôi trộm? Dấu hiệu ra mồ
hôi nhiều vào ban đêm cho bạn biết điều gì?
Mồ hôi trộm là như thế nào?
Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn
tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh.
Hiểu qua về sinh lý cơ thể một chút, chúng ta có thể thấy, khi thời tiết nóng nực, cơ
thể thải nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Mồ hôi thoát ra nhiều ở trán, hõm nách, lưng
và khắp mặt da. Thoát mồ hôi là một cách để cơ thể điều hòa thân nhiệt.
Con của bạn xuất hiện nhiều mồ hôi, bạn lo lắng? Nhưng cần nhận biết được, trẻ ra
mồ hôi nhiều là sinh lý bình thường hay dấu hiệu bất thường.
Đặc điểm của mồ hôi trộm
Mồ hôi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi
những vị trí khác như bụng, c ...