Danh mục

Mở rộng hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 609.30 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng công tác mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2015 – 2017. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mở rộng hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN TÂN TRỤ, CHI NHÁNH TỈNH LONG AN  LÊ VĂN SANG (*) TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng công tác mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An giai đoạn 2015 – 2017. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra: (i) hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội; (ii) phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó trong công tác cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng; và (iii) đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách Xã hội - Phòng giao dịch huyện Tân Trụ, chi nhánh tỉnh Long An thời gian tới. Từ khóa: Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách Xã hội, cho vay học sinh sinh viên,... SUMMARY This study was conducted to analyze the situation of loans expansion for students at Vietnam Social Policy Bank - Tan Tru Transaction Office, Long An branch in 2015-2017. Thereby, offering some solutions to expand lending to students at Vietnam Bank for Social Policies - Tan Tru Transaction Office, Long An branch in the coming time. The research results have solved the following issues: (i) concretize the basic theoretical issues related to policy credit for students at Social Policy Bank. Vietnam; (ii) analyze and assess in detail the situation of the quality of student loans at Vietnam Bank for Social Policies - Tan Tru Transaction Office, Long An province branch. On that basis, the author has presented the achievements, limitations and causes of that restriction in the student loan work at the bank; and (iii) offer some solutions and recommendations to expand lending to students at Vietnam Bank for Social Policies - Tan Tru Transaction Office, Long An branch in the coming time. Key words: Student, Social Policy Bank, student loan, ... 1. Đặt vấn đề Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy những nước có nền kinh tế phát triển là những nước quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Bởi vậy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Do đó cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Muốn có nguồn nhân lực đó nhất thiết phải chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo vì giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 61 NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Sự ra đời của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đảm nhiệm đã nhận được sự đồng thuận của xã hội và đánh giá đây là chính sách đồng thời đạt hai hiệu quả cả về giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn. Chương trình tín dụng đối với HSSV là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc ưu tiên phát triển giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ tài chính cho HSSV thuộc các gia đình khó khăn để các em có điều kiện học tập, vươn lên trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Tân Trụ là một huyện nông nghiệp, cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn; nhưng với truyền thống hiếu học, vẫn vươn lên chăm lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Vì vậy, Chương trình cho vay HSSV càng cấp thiết và có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 2. Quy định chung về cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng Chính sách Xã hội 2.1. Đối tượng học sinh sinh viên được vay vốn - HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật; Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật. - HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. 2.2. Phương thức cho vay đối với học sinh sinh viên Việc cho vay đối với HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH. Trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: