Danh mục

Mô thức phát triển mới

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.59 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tại sao có sự phân biệt giữa phát triển kinh tế kiểu “mới” và “cũ”? Cơ bản là do có nhiều thay đổi trong các nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó hình thành một kiểu tăng trưởng khác với quá khứ. Mô hình cũ được xây dựng dựa trên quan điểm quốc gia về phát triển, chú trọng vào vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong việc trực tiếp phân bổ vốn và thậm chí ra chỉ thị hay tham gia vào các ngành chiến lược khác nhau.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô thức phát triển mới Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ và Phát triển Mô thức phát triển mới Niên Khóa 2004-2005 Mô thức phát triển mới Tại sao có sự phân biệt giữa phát triển kinh tế kiểu “mới” và “cũ”? Cơ bản là do có nhiều thay đổi trong các nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó hình thành một kiểu tăng trưởng khác với quá khứ. Mô hình cũ được xây dựng dựa trên quan điểm quốc gia về phát triển, chú trọng vào vai trò mạnh mẽ của nhà nước trong việc trực tiếp phân bổ vốn và thậm chí ra chỉ thị hay tham gia vào các ngành chiến lược khác nhau. Phổ biến là việc chỉ đạo các ngân hàng cho những doanh nghiệp hoặc ngành ưu tiên vay vốn, kéo theo sự hình thành chủ nghĩa tư bản quan hệ và/hoặc nợ xấu, và kế đến là những ngân hàng yếu kém. Nợ được ưa chuộng hơn vốn cổ phần, và đầu tư trực tiếp nước ngoài thường không được khuyến khích vì nó cản trở “các doanh nghiệp vô địch quốc gia” thống trị các ngành. Các chính sách này có thể hoạt động tốt trong một giai đoạn nào đó nhờ vào môi trường kinh tế vĩ mô tốt, theo định hướng xuất khẩu, nền giáo dục vững mạnh, mức tiết kiệm và đầu tư cao. Tuy nhiên, những chính sách này ngày càng gặp nhiều áp lực hơn trong thập niên 1990 do nhiều sự kiện cùng diễn ra, và sự thành công của mô hình này cũng bắt đầu giảm. Một yếu tố khác là sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khối lượng các dòng vốn tư nhân đổ vào châu Á tăng đột biến, kể cả tín dụng ngân hàng đặc biệt. Những dòng vốn này được gắn kết với sự trì trệ kinh tế ở Nhật và châu Âu, dẫn đến sự phát triển ồ ạt các ngân hàng thiếu kinh nghiệm trong việc vay mượn quốc tế. Hệ thống tài chính yếu kém ở các nền kinh tế châu Á đang phát triển sẵn sàng vay rất nhiều nhưng lại thiếu kiểm soát để định hướng dòng tiền một cách hiệu quả hay với các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. Khi lượng nợ gia tăng, sự bấp bênh của toàn bộ hệ thống tín dụng bắt đầu lộ diện và nhiều ngân hàng đã cố gắng rút lui đồng loạt. Vì họ chủ yếu cho vay ngắn hạn nên cho rằng có thể ngưng và thu hồi tất cả các khoản vay. Tuy nhiên, do tiền đã được dùng vào những dự án dài hạn, nên bên vay không thể trả nợ. Họ cho rằng các khoản nợ sẽ được gia hạn và họ sẽ có thời gian để thu hồi đầu tư. Tình trạng bất cân xứng về tiền tệ và kỳ hạn cùng với hệ thống pháp lý yếu kém đã đưa đến sự hoảng loạn và hàng trăm tỉ đô-la bị rút đi với cách thức gây thiệt hại nghiêm trọng các nước đi vay. Nghiêm trọng hơn nữa khi tỉ giá hối đoái bị chốt chặt và các ngân hàng trung ương đã không trung thực khi công bố số liệu về dự trữ ngoại hối. Hậu quả của việc vốn ồ ạt rút khỏi ngân hàng là sản lượng bị giảm mạnh trong giai đoạn 97-98 ở nhiền nước kèm theo lượng chi phí khổng lồ để tái cơ cấu các định chế tài chính và các doanh nghiệp phá sản khác. Một vấn đề khác là sự nổi lên của Trung Quốc. Trung Quốc đã phá giá (hay thống nhất) tỉ giá hối đoái vào năm 1994 và thu hút khối lượng lớn FDI nhắm vào hàng xuất khẩu công nghiệp. Điều này diễn ra trong bối cảnh FDI và xuất khẩu ở ASEAN đang giảm sút nhanh chóng. Mặt dù Trung Quốc cũng bắt đầu nhập nguyên liệu thô, tăng trưởng xuất khẩu chậm đã khiến nhiều nước châu Á phải nhìn lại những mô hình cũ của họ và tìm kiếm các mô hình tốt hơn hay thích hợp hơn. Ở Hàn Quốc, cuộc tìm kiếm này xoay quanh việc tăng áp lực lên các tập đoàn công nghiệp lớn (chaebol) buộc phải giảm nợ, bán đi những chi nhánh thua lỗ, cải thiện hệ thống kế toán và nhìn chung tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận thay vì doanh số. Kèm theo những thay đổi trên là việc đề cao tính minh bạch và quyền của cổ đông. Ở mỗi nước hướng thay đổi này chưa hoàn thiện hoặc chưa đạt được qui mô cần thiết, nhưng trong một chừng mực nhất định thì tất cả đều chịu ảnh hưởng và có chủ tâm đi theo hướng này. D. Dapice 1 Biên dịch: Quý Tâm Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ và Phát triển Mô thức phát triển mới Niên Khóa 2004-2005 Ảnh hưởng thứ ba là sự phổ biến của Internet và các phương tiện thông tin liên lạc chi phí thấp cùng hệ thống vận tải đang được cải thiện. Điều này có nhiều tác động. Thứ nhất là sự gia tăng xu hướng thuê ngoài, hay nói cách khác là việc xuất khẩu những công việc dịch vụ sang các nước có mức lương thấp. Phổ biến nhất là các trung tâm điện thoại khách hàng và phần mềm, nhưng cũng đã lan sang các công việc đòi hỏi kỹ năng cao như pháp lý, kế toán, tài chính và y khoa. (Chẳng hạn, các tấm phim chụp X-quang có thể được phân tích từ xa và các báo cáo thu thuế có thể được chuẩn bị ở Ấn Độ). Một tác động khác và có lẽ quan trọng hơn hiện nay đó là hoạt động sản xuất có xu hướng không diễn ra ở một địa điểm, thay vào đó nó được dàn trải trên khắp chuỗi giá trị toàn cầu. Các khâu trong quá trình sản xuất một sản phẩm đơn giản diễn ra ở nhiều nơi, mỗi nơi có một lợi thế so sánh trong hoạt động chuyên biệt của mình. Thông thường chính những công ty đa quốc gia điều phối hoạt động sản xuất này, trong số đó có doanh nghiệp xuất phát từ các nền kinh tế châu Á. Chi phí của loại hình sản xuất này là thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất tại một địa điểm duy nhất. Đó là nhờ hiệu quả của mỗi khâu trong chuỗi giá trị và vì tốc độ thay đổi công nghệ và đặc biệt là sự chuyển giao công nghệ có khuynh hướng gia tăng, do đó những doanh nghiệp nào không kết nối với bí quyết công nghệ toàn cầu sẽ rơi lại phía sau. Tuy nhiên, việc thiết kế sản phẩm, kiểm soát chất lượng và marketing cũng rất quan trọng và được quản lý tốt hơn trong khuôn khổ mới này. Xu hướng thứ tư là hạ thấp những rào cản thương mại trên toàn thế giới. Khi GATT nhường bước cho WTO xuất hiện và những hiệp định thương mại khu vực ở Nam và Đông Nam Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, thì mức thuế quan trung bình giảm mạnh. Để tiếp cận được với các thị trường quốc gia phát triển, các nước đang phát triển đã cam kết mở cửa thị trường của mình. Cộng ...

Tài liệu được xem nhiều: