Danh mục

Mobile money trong phát triển nền kinh tế số - một số vấn đề của thế giới và thực tiễn Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 498.09 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng quan, phân tích các nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, tập trung khái quát chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, triển khai của Bộ Thông tin truyền thông (TT&TT), sự ra đời của Mobile Money trên thế giới, phát triển các loại ví điện tử và vướng mắc trong triển khai Mobile Money tại Việt Nam hiện nay, đưa ra một số nhận xét, đánh giá và khuyến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mobile money trong phát triển nền kinh tế số - một số vấn đề của thế giới và thực tiễn Việt Nam 585 MOBILE MONEY TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Tuấn Khoa tài chính kế toán, Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố HCM TÓM TẮT Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, đang được ứng dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng đang được ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ nhất, từ các loại tiền kỹ thuật số, tiền điện tử, đến dịch vụ ngân hàng điện tử, các loại ví điện tử, Mobile Money,… đến ngân hàng số, thanh toán điện tử,…Bài viết về thực tiễn, không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng tổng quan nghiê cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng quan, phân tích các nguồn tư liệu và số liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng, tập trung khái quát chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, triển khai của Bộ Thông tin truyền thông (TT&TT), sự ra đời của Mobile Money trên thế giới, phát triển các loại ví điện tử và vướng mắc trong triển khai Mobile Money tại Việt Nam hiện nay, đưa ra một số nhận xét, đánh giá và khuyến nghị. Từ khóa: phát triển, mobile money, kinh tế số 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MOBILE MONEY Khái niệm về Mobile Money: Mobile Money là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động. Bản chất của dịch vụ Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Mobile Money được định nghĩa là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động. Mobile Money gồm các dịch vụ chi trả di động, chuyển tiền qua mạng di động, chuyển tiền giữa các thuê bao, quản lý tài khoản qua máy di động, và những dịch vụ tương tự. Mobile Money có thể hoạt động như một tài khoản ngân hàng cơ bản cho những người trước đây không thể có tài khoản ngân hàng. Cho nên, Mobile Money giáo dục và khuyến khích tiết kiệm bằng cách mang tới cho người sử dụng cơ hội theo dõi thu nhập của mình, lên kế hoạch tiết kiệm, cho tiêu, chuẩn bị cho tương lai. Hầu như bất cứ ai có điện thoại di động đều có thể có tài khoản Mobile Money. Việc tiếp cận dễ dàng đã khiến Mobile Money trở nên cực kỳ hữu ích ở những khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa trên thế giới, nơi không có bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào hoạt động. 586 Những tiện ích có thể nhìn ngay thấy trước tiên là Mobile Money có thể được nhận, lưu trữ, chi tiêu từ tài khoản trên điện thoại di động của bất cứ ai, ở bất cứ đâu có tín hiệu điện thoại di động mà không cần thông qua bất kỳ người trung gian nào. Việc chuyển Mobile Money cũng không đòi hỏi người sử dụng phải điền tờ mẫu, xếp hàng chờ đợi tại ngân hàng. Chi phí lại thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, một số giao dịch bằng thẻ tín dụng (credit card) hay thẻ ghi nợ (debit card) có thể sẽ phải chịu hạn mức tùy theo loại thẻ của ngân hàng cung cấp, nhưng với Mobile Money, hạn mức có thể là tối đa số tiền người sử dụng có trong tài khoản. Một tiện lợi khác của Mobile Money cũng rất quan trọng, đó là sự an toàn. Thử tưởng tượng khi đồng nội tệ bị mất giá nghiêm trọng như ở Somalia hay Zimbabwe, đi chợ mua sắm, người dân phải vác cả bao tải tiền. Việc lưu trữ hay gửi tiền cho ai đó đương nhiên sẽ khó khăn, bất tiện và mất an toàn hơn nhiều. Tuy nhiên, Mobile Money được bảo vệ bởi ứng dụng mã hóa với mật khẩu và mã PIN mà chỉ có người chủ mới biết được. Trong trường hợp bị mất điện thoại, người sử dụng cũng không phải lo lắng, chỉ cần gọi đến công ty cung cấp dịch vụ thông báo, thay thế điện thoại và sim, sau đó tiếp tục truy cập vào tài khoản bình thường. Những sự tiện lợi nêu trên đã khiến Mobile Money phát triển nhanh chóng, nhất là ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Giờ đây, nhận và gửi Mobile Money đã trở thành hoạt động thiết yếu hàng ngày ở Ghana, Somalia và hàng loạt quốc gia đang phát triển khác. 2. CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VỀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ Để phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 14/1/2020, về Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng này được giao cho Bộ TT&TT chủ trì thực hiện. Cũng tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân . [Chinhphu (2020)] Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Vietnam”, phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động 587 thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới. Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, hoặc sớm hơn vào năm 2035 hay 2040. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ, theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thôn ...

Tài liệu được xem nhiều: