Phương Đông, Mùa Xuân, Buổi sáng là biểu hiện của Thiếu dương khí (theo đồ hình thái cực). - Tính chất của Thiếu dương là khởi sinh, khởi động. Thiếu dương khí ở người chính là Mộc khí. - Mở đầu truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết : "Ngày Xuân con én đưa thoi", mùa Xuân báo hiệu Mộc khí phát động, biểu hiện bằng hình ảnh nhộn nhịp của chim én.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mộc Khí Mộc Khí (Phần 1) 1.- ĐẠI CƯƠNG - Phương Đông, Mùa Xuân, Buổi sáng là biểu hiện của Thiếu dương khí(theo đồ hình thái cực). - Tính chất của Thiếu dương là khởi sinh, khởi động. Thiếu dương khí ởngười chính là Mộc khí. - Mở đầu truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết : Ngày Xuân con én đưathoi, mùa Xuân báo hiệu Mộc khí phát động, biểu hiện bằng hình ảnh nhộn nhịpcủa chim én. - Theo tổ chức Y Tế thề giới (OMS) sự phát triển sinh lý của trẻ em, có thểphát triển nhanh vào mùa Xuân hoặc vào mấy giờ đồng hồ sau khi thức giấc (buổisáng), như vậy, mùa Xuân và buổi sáng có liên hệ với Mộc khí. - J. G Henrotte và các cộng tác viên, trong Revue de la société Francaised?hydrologie 2è Trimettre, 1972, nhận xét rằng hàm lượng Cholesterol trong máurất cao vào những tháng đầu năm (Cholesterol là 1 dấu hiệu quan trọng trong việcđánh giá chức năng của gan). Như vậy, mùa Xuân có liên hệ với Mộc khí. 2.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA MỘC KHÍ - Về Cơ Thể a) Mắt và thị giác - Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận (TVấn 5) ghi : Can khai khiếuở mắt. - Tại Sietle (Mỹ) các nhà nghiên cứu nhận thấy : nhiều người bị sưng Gansau khi trích lấy máu ở dái tai (Các nhà nghiên cứu cho là vì nhiễm trùng, tuynhiên, nếu trích máu cũng ở tai nhưng vào vùng Thuyền tai hoặc Luân tai... thìkhông thấy Gan sưng, nếu có nhiễm trùng thì chỉ vùng đó viêm, sưng thôi, khôngảnh hưởng gì đến Gan. Ngành Nhĩ châm (châm ở loa tai) cho thấy : dái tai là vùngphản chiếu của Mắt, Mắt tổn thương, gây ảnh hưởng đến Gan vì Can khai khiếu ởmắt. Như vậy giữa Gan và mắt có sự liên hệ với nhau. - Sự khởi động của Thiếu dương là mở mắt (mở mắt chào đời, bừng mắtthức dậy...), do đó, Mộc khí liên hệ với mắt và thị giác. - Năm khí (ngũ hành) của Can đều ảnh hưởng đến mắt. + Mắt đỏ, viêm, xung huyết đáy mắt... là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. + Chảy nước mắt nhiều, nước mắt sống... là dấu hiệu Thủy của Can suy. + Mắt mỏi, cơ mắt suy yếu cận thị là dấu hiệu Mộc của Can suy. + Mắt giật, mắt lồi, mắt nở lớn là dấu hiệu Mộc của Can vượng (TrươngPhi, tướng nhà Thục trong Tam quốc chí, là người rất nóng tính (biểu hiện Mộccủa Can vượng) mắt của ông lúc ngủ cũng mở lớn như người đang thức). + Mắt có mộng, có hột là dấu hiệu Thổ của Can vượng. 2. Nước mắt - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : Nước mắt là dịch củaCan. - Nước, thuộc Thủy, Mắt thuộc Can, vì vậy, nước mắt là Thủy dịch củaCan. - Nước, thuộc Thủy, Mắt thuộc Can, nên nước mắt là Thủy dịch của Can. - Thủy dịch ở mắt đầy đủ khiến mắt trong sáng là dấu hiệu Thủy của Cansung mãn. - Hay chảy nước mắt (nước mắt sống) là dấu hiệu Thủy của Can suy. - Khi khóc xong mắt thường thấy đỏ là biểu hiện Thủy của Can suy, Hỏacủa Can vượng. Khóc làm cho nước mắt chảy ra (Thủy suy), Thủy suy làm Hỏavượng gây nên mắt đỏ. Nếu khóc nhiều quá, Thủy của can quá suy kiệt, l àm Hỏabùng mạnh lên, không những làm đỏ mắt mà còn gây nhức đầu. - Khi căng thẳng thần kinh (Hỏa và Mộc vượng) làm nhức đầu, mắt đỏ...Nước mắt sẽ làm dịu bớt các tình trạng trên (Thủy khắc Hỏa). Bác sĩ Eniangopski(Viện hàn lâm y học Liên Xô), khi nghiên cứu về Nước mắt của những ngườiđược thí nghiệm ở trong tình trạng thần kinh căng thẳng nhận thấy : Khoảng 75%đàn ông và 95% đàn bà được thí nghiệm cho biết, họ cảm thấy dễ chịu hơn sau khikhóc, cũng theo ông, những người rất ít khóc thường hay bị những chứng bệnhliên hệ đến cảm xúc bị bức bách như : Loét bao tử... (Bao tử loét là 1 hình thức củachứng Can khí phạm vị, Can Mộc vượng lên khắc Tỳ Thổ). 3. Gân cơ - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : Can chủ gâncơ. - Trong cơ thể, các sợi gân cơ liên kết với nhau thành hệ vận động. Khởiđộng là đặc tính của Thiếu dương, do đó Mộc khí và sự vận động có liên hệ vớinhau. - Can huyết đầy đủ, gân cơ được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt. Can huyếtkém sẽ gây các chứng tê bại, co quắp, run rẩy... - Trong cơn động kinh, co giật, các gân cơ co quắp... là dấu hiệu Mộc khívượng. - Tùy biểu hiện tương ứng, có thể tìm ra dấu hiệu vượng suy của Mộc khí ởcác cơ quan Tạng phủ. Thí dụ : + Bao tử co thắt là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng. + Lưỡi khó cử động là dấu hiệu Mộc của Tâm suy. 4. Móng tay, móng chân - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : Hoa của Can làTrảo. (Vẻ đẹp của Can là móng) và Ở mức đầy của Can là móng, vấu. - Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : Can vinh ra ở trảo. - Móng tay, móng chân (cũng như ngón tay, ngón chân), giống như nhữngđọt lá cây, những chỗ khởi sinh, tương ứng với Thiếu dương, do đó, Mộc khí liênhệ với các móng tay, móng chân. Trong ...