Danh mục

Modum Cơ Sở Lý Thuyết Tập Hợp Và Logic Toán Phần 8

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giả sử Anh quê ở Bắc Ninh thế thì quê của Bình và Cúc đều không ở Bắc Ninh. Vậy theo Bình thì Cúc quê ở Tiền Giang và theo Cúc thì Doan quê ở Hà Tây. Vì Anh quê ở Bắc Ninh nên quê của Anh không ở Hà Tây. Vậy theo An thì An quê ở Cần Thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Modum Cơ Sở Lý Thuyết Tập Hợp Và Logic Toán Phần 8+ Quê của người thứ nhất trong câu trả lời là sai. Vậy quê của người thứ hai trongcâu trả lời là đúng. Ta xác định được quê của người này. Tiếp đó ta xác định quê củabốn người còn lạiGiải : Giả sử Anh quê ở Bắc Ninh thế thì quê của Bình và Cúc đều không ở BắcNinh. Vậy theo Bình thì Cúc quê ở Tiền Giang và theo Cúc thì Doan quê ở Hà Tây.Vì Anh quê ở Bắc Ninh nên quê của Anh không ở Hà Tây. Vậy theo An thì An quêở Cần Thơ. Cuối cùng còn Bình quê ở Nghệ An (vì bốn bạn kia quê ở bốn tỉnh cònlại rồi)Ví dụ 2.15 :Cúp Tiger 98 có 4 đội lọt vào vòng bán kết: Việt nam, Singapor, Thái Lan vàInđônêxia. Trước khi vào đấu vòng bán kết ba bạn Dũng, Quang, Tuấn dự đoán nhưsau: Dũng : Singapor nhì, còn Thái Lan ba Quang : Việt Nam nhì, còn Thái Lan thứ tư Tuấn : Singapor nhất và Inđônêxia nhìKết quả mỗi bạn dự đoán đúng một đội và sai một độiHỏi mỗi đội đã đạt giải mấy? Giải :  Nếu Singapor đạt giải nhì thì Singapor không đạt giải nhất. Vậy (theo Tuấn) thì Inđônêxia đạt giải nhì. Điều này vô lí vì có hai đội đều đạt giải nhì Nếu Singapor không đạt giải nhì thì theo Dũng, Thái Lan đạt giải ba. Như vậy, Thái Lan không đạt giải tư. Theo Quang, Việt Nam đạt giải nhì. Thế thì Inđônêxia không đạt giải nhì. Vậy theo Tuấn, Singapor đạt giải nhất, cuối cùng còn đội Inđônêxia đạt giải tư Kết luận : Thứ tự giải của các đội trong Cúp Tiger 98 là : Nhất : Singapor Nhì : Việt Nam Ba : Thái LanTư: Inđônêxia2.4. Phương pháp biểu đồ VenTrong khi giải một số bài toán, người ta thường dùng những đường cong kín để môtả mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Nhờ sự mô tả này ta đi đến lời giảimột cách tường minh và thuận lợi. Những đường cong như thế ta sẽ gọi là Biểu đồven. Phương pháp giải dùng biểu đồ Ven ta gọi là phương pháp biểu đồ Ven.Ví dụ 2.16 :Để phục vụ cho hội nghị quốc tế, Ban tổ chức đã huy động 30 cán bộ phiên dịchtiếng Anh và 25 cán bộ phiên dịch tiếng Pháp, trong đó có 12 cán bộ phiên dịchđược cả hai thứ tiếng Anh và Pháp. Hỏi :a) Ban tổ chức đã huy động tất cả bao nhiêu cán bộ phiên dịch cho hội nghị đó?b) Có bao nhiêu cán bộ chỉ dịch được tiếng Anh? Chỉ dịch được tiếng Pháp?Giải : Số lượng cán bộ phiên dịch được Ban tổ chức huy động cho hội nghị có thểmô tả bởi biểu đồ Ven ở hình 3.Nhìn vào sơ đồ ta có :Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Anh là : 30 − 12 = 18 (người).Số cán bộ chỉ phiên dịch được tiếng Pháp là : 25 − 12 = 13 (người).Số cán bộ phiên dịch được Ban tổ chức huy động cho hội nghị là : 30 + 13 = 43 (người).Trả lời : Ban tổ chức đã huy động tất cả 43 cán bộ phiên dịch cho hội nghị, trong đócó 18 người chỉ dịch được tiếng Anh và 13 người chỉ dịch được tiếng Pháp.Ví dụ 2.17 :Có bao nhiêu số có ba chữ số là số chẵn hoặc chia hết cho 3 ?Giải : Số các số chẵn có ba chữ số là : (998 − 100) : 2 + 1 = 450 (số).Số các số có ba chữ số chia hết cho 3 là : (999 − 102) : 3 + 1 = 300 (số)Dãy các số chia hết cho 3 có ba chữ số là : 102, 105, 108, 111, ..., 996, 999.Trong dãy trên có một nửa là số lẻ, một nửa là số chẵn. Vậy có 150 số có ba chữ sốchia hết cho 3 là số chẵn.Bây giờ ta mô tả bài toán bằng biểu đồ Ven như hình 4.Nhìn vào sơ đồ ta có:Số các số chẵn có ba chữ số không chia hết cho 3 là: 450 − 150 = 300 (số).Số các số có ba chữ số là số chẵn hoặc chia hết cho 3 là: 300 + 300 = 600 (số).Trả lời : Có tất cả 600 số là số chẵn hoặc chia hết cho 3.Ví dụ 2.18 :Lớp 9A có 30 em tham gia dạ hội tiếng Anh và tiếng Trung, trong đó có 25 em nóiđược tiếng Anh và 18 em nói được tiếng Trung. Hỏi có bao nhiêu bạn nói được cảhai thứ tiếng ?Giải : Các em học sinh lớp 9A tham gia dạ hội có thể được mô tả bằng biểu đồ Venở hình 5.Số học sinh chỉ nói được tiếng Trung là : 30 − 25 = 5 (em).Số học sinh chỉ nói được tiếng Anh là : 30 − 18 = 12 (em).Số em nói được cả hai thứ tiếng là: 30 − (5 + 12) = 13 (em).Trả lời: Có 13 em nói được cả tiếng Anh và tiếng Trung.Ví dụ 2.19 :Trong hội khoẻ Phù Đổng có 100 vận động viên đăng kí dự thi. Mỗi vận động viênđược đăng kí dự thi một hoặc hai trong ba môn: ném tạ, bơi lội hoặc đấu cờ vua. Kếtquả có 30 vận động viên chỉ thi đấu cờ vua, 53 người đăng kí thi ném tạ và 45 ngườiđăng kí thi bơi.Hỏi có bao nhiêu người đăng kí thi đấu cả hai môn: ném tạ và bơi lội?Giải: Các vận động viên đăng kí thi đấu có thể được mô tả bởi hình 6.Số vận động viên đăng kí thi ném tạ hoặc bơi lội là: 100 − 30 = 70 (người)Số vận động viên đăng kí cả hai môn ném tạ và bơi lội là: (45 + 53) − 70 = 28 (người).Trả lời: Có 28 vận động viên đăng kí thi đấu cả hai môn ném tạ và bơi lội.Ví dụ 2.20 :Trong một hội nghị có 500 đại biểu tham dự, mỗi đại biểu có thể sử dụng một trongba thứ tiếng : Nga, Anh, hoặc Pháp. Theo thống kê của Ban tổ chức, có 60 đại biểuchỉ nói được một trong ba thứ tiến ...

Tài liệu được xem nhiều: