Danh mục

Mối liên quan của sức căng nhĩ trái, tương hợp nhĩ trái - thất trái với rối loạn chức năng tâm trương thất trái và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.54 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày mối liên quan của sức căng nhĩ trái, tương hợp nhĩ trái - thất trái với rối loạn chức năng tâm trương thất trái và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan của sức căng nhĩ trái, tương hợp nhĩ trái - thất trái với rối loạn chức năng tâm trương thất trái và nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành qua da TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 7 - 2023 MỐI LIÊN QUAN CỦA SỨC CĂNG NHĨ TRÁI, TƯƠNG HỢP NHĨ TRÁI - THẤT TRÁI VỚI RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI VÀ NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Lê Thị Ngọc Hân1*, Lương Công Thức1, Trần Đức Hùng1 Tóm tắt Mục tiêu: Khảo sát sức căng nhĩ trái, tương hợp nhĩ trái - thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp được can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu trên 66 BN NMCT cấp được điều trị can thiệp ĐMV qua da. Các BN được xét nghiệm máu, siêu âm tim đánh giá sức căng nhĩ trái, tương hợp nhĩ trái - thất trái vào 2 thời điểm: Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhập viện và 7 ngày sau can thiệp ĐMV qua da. Kết quả: Sức căng dự trữ nhĩ trái (LASr - Left atrial strain reservoir) tương quan nghịch với E/E’ vách liên thất (r = -0,28, p = 0,027), E/E’ thành bên (r = -0,29, p = 0,022), LAVmax (r = -0,42, p = 0,024), nồng độ NT-proBNP (N-terminal pro-brain natriuretic peptide) (r = -0,44, p = 0,001). Chỉ số tương hợp nhĩ trái - thất trái (LACI - Left atrioventricular coupling index) tương quan thuận với E/E’ thành bên (r = 0,43, p = 0,021), LAVmax (r = 0,77, p < 0,001) và tương quan nghịch với LAEF (r = -0,57, p = 0,001), LASr (r = -0,38, p = 0,037). Kết luận: LASr và LACI tương quan thuận với tình trạng suy chức năng tâm trương thất trái, LASr tương quan nghịch với nồng độ NT-proBNP, LACI tương quan nghịch với LASr ở BN NMCT cấp. Từ khoá: Nhồi máu cơ tim cấp; Sức căng nhĩ trái; Tương hợp nhĩ trái - thất trái; Rối loạn chức năng tâm trương; NT-proBNP. 1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y *Tác giả liên hệ: Lê Thị Ngọc Hân (drlengochan@gmail.com) Ngày nhận bài: 01/7/2023 Ngày được chấp nhận đăng: 28/8/2023 http://doi.org/10.56535/jmpm.v48i7.413 63 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 7 - 2023 RELATIONSHIP OF LEFT ATRIAL LONGITUDINAL STRAIN AND LEFT ATRIOVENTRICULAR COUPLING WITH LEFT VENTRICULAR DIASTOLIC DYSFUNCTION AND NT-PROBNP LEVELS IN PATIENTS WITH ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION UNDERGOING PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION Abstract Objectives: To investigate left atrial strain and left atrioventricular coupling by echocardiography in patients with acute myocardial infarction (AMI) undergoing percutaneous coronary intervention (PCI). Methods: A cross-sectional descriptive, retrospective and prospective study on 66 patients with AMI treated with PCI. The patients had blood tests, and echocardiography measured the parameters of left atrial strain and left atrioventricular coupling at two timepoints: within 24 hours after admission and 7 days after PCI. Results: Left atrial reserve strain (LASr) was inversely correlated with E/E' septal (r = -0.28, p = 0.027), E/E' lateral (r = -0.29, p = 0.022), LAVmax (r = -0.42, p = 0.024), and NT-proBNP levels (r = -0.44, p = 0.001). The left atrioventricular coupling index (LACI) was positively correlated with E/E' lateral (r = 0.43, p = 0.021), LAVmax (r = 0.77, p < 0.001), and inversely correlated with LAEF (r = -0.57, p = 0.001), LASr (r = -0.38, p = 0.037). Conclusion: LASr and LACI were positively correlated with left ventricular diastolic dysfunction, LASr was negatively correlated with NT-proBNP levels, and LACI was inversely correlated with LASr in patients with AMI. Keywords: Acute myocardial infarction; Left atrial strain; Left atrioventricular coupling; Left ventricular diastolic dysfunction; NT-proBNP. ĐẶT VẤN ĐỀ trái có ảnh hưởng quan trọng đến sinh Nhồi máu cơ tim là một trong những lý bệnh và sự tiến triển của rối loạn nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập chức năng tâm trương thất trái. Giảm viện và tử vong hiện nay trên thế giới. sức căng nhĩ trái dự báo tăng áp lực đổ Rối loạn chức năng tâm trương thất trái đầy thất trái và có giá trị tiên lượng các chiếm tỷ lệ cao ở BN NMCT, có liên biến cố tim mạch [1]. Tương hợp nhĩ quan với tỷ lệ sống sót lâu dài thấp hơn trái - thất trái (LACI) là yếu tố có ý và tiên lượng xấu hơn ở những BN nghĩa dự báo độc lập đối với sự xuất này. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra hiện các biến cố tim mạch bất lợi ở BN rằng những bất thường trong tâm nhĩ NMCT cấp [2, 3]. Pezel T. và CS (2021) 64 TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 7 - 2023 đưa ra chỉ số tương hợp nhĩ trái - thất hở van tim mức độ vừa - nặng), rung trái, được xác định bằng tỷ số g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: