Danh mục

Mối liên quan giữa tiền căn nạo phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 405.79 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. Nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp tỉ lệ 1:2 được tiến hành tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương - Thành phố Hồ Chí Minh từ 2/2009-9/2009.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa tiền căn nạo phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIỀN CĂN NẠO PHÁ THAI VÀ TIỀN CĂN SẨY THAI VỚI SINH NON Phan Nguyễn Hoàng Vân*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp tỉ lệ 1:2 được tiến hành tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương –Thành phố Hồ Chí Minh từ 2/2009 – 9/2009. Mẫu nghiên cứu gồm 198 trường hợp sinh non tự nhiên và 386 trường hợp sinh đủ tháng có chuyển dạ tự nhiên được chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Kết quả: Những thai phụ có tiền căn phá thai có nguy cơ sinh non cao hơn những phụ nữ không có tiền căn phá thai (OR = 2,7, 95% CI (1,05-6,85)).Những thai phụ có tiền căn phá thai tại phòng mạch làm gia tăng nguy cơ sinh non hơn là phá thai tại bệnh viện (OR=3,78, 95% CI (1,07-13,3)).Tuổi thai lúc phá thai và biến chứng gần sau phá thai không làm gia tăng nguy cơ sinh non tự nhiên (OR= 1,4, 95%CI (0,41- 4,77) và OR=1,79,95% CI (0,49-6,59)). Những thai phụ có tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai có mối liên quan với sinh non tự nhiên (OR= 2,81, 95%CI (1,07-11,79)). Kết luận: Có mối liên quan giữa tiền căn phá thai và sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. Từ khóa: phá thai,sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai,sinh non,nghiên cứu bệnh chứng,hồi quy đa biến. ABSTRACT HISTORY OF INDUCED ABORTION AND SPONTANEOUS ABORTION IN RELATION TO SUBSEQUENT RISK OF PRETERM DELIVERY Phan Nguyen Hoang Van, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 55 - 59 Objectives: The objects of this study is to evaluate the relationship between history of induced abortion and second - trimester sponstaneous abortion with preterm delivery. Methods: The unmatched case - control study took place at the Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh city from February 2009 to September 2009.The 198 sponstaneous preterm delivery case were compared with 396 randomly selected woman who deliveried spontaneously at term. Results: Woman with a history of induced abortion were at higher risk of spontaneous preterm delivery than those with no such history (OR=2.7, 95%CI(1.05-6.85)). Induced abortion performed at doctor’office increased the risk of spontaneous preterm delivery compared to induced abortion undertaken in hospitals (OR=3.78, 95%CI (1.07-13.3)). Gestation age at abortion wasn’t associated with an increased risk of the spontaneous preterm delivery (OR= 1.4; 95%CI (0.41-4.77)). The history of second –trimester spontaneous was associated with an increased risk of the spontaneous preterm delivery (OR= 2.81, 95%CI (1.07-11.79)). Conclusions: Previous induced abortion and second –trimester spontaneous abortion were associated with an increased risk of spontaneous preterm delivery. * Bộ môn Sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc : BS Phan Nguyễn Hoàng Vân ĐT: 0918621983 Sản Phụ Khoa Email: dr.hoangvan@yahoo.com 55 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Key words: Induced abortion, spontaneous abortion, spontaneous preterm delivery, case – control study, multivariate logistic regression. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh non là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng trong lĩnh vực sản khoa hiện nay. Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh non ở miền Bắc năm 2004 là 8,6 %(9), tuy có giảm so với năm 2001 là 11,14%(13) nhưng tử vong do sinh non vẫn còn cao do phương tiện y tế thiếu thốn(12). Các nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra những yếu tố thuận lợi gây sinh non như tuổi mẹ, tình trạng kinh tế – xã hội thấp, lao động nặng, hút thuốc lá, tiền căn sinh non, … Tiền sử phá thai và tiền sử sẩy thai cũng được đề cập tới trong thời gian gần đây (2,3,5). Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non’’. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mối liên quan giữa số lần phá thai và sinh non. Xác định mối liên quan giữa tuổi thai lúc phá thai,biến chứng sau phá thai,nơi thực hiện thủ thuật phá thai, tiền căn sẩy thai ba tháng giữa thai kì và sinh non. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những sản phụ sinh đơn thai sống do chuyển dạ tự nhiên tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương từ tháng 2 /2009 đến tháng 9/2009. Tuổi thai tính theo kinh chót và siêu âm 3 tháng đầu. Tiêu chuẩn loại trừ Các sản phụ có trẻ sinh ra không xác định chính xác tuổi thai. 56 Các sản phụ quên các thông tin về tiền căn phá thai, sẩy thai, sinh non ở những lần mang thai trước. Các sản phụ chuyển dạ sinh do chỉ định y khoa, do bệnh lí nội khoa của mẹ, đa ối, mổ lấy thai chủ động (nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: