Danh mục

Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và độ nặng bệnh sốt xuất huyết dengue ở trẻ em

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 423.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đô nặng bệnh sốt xuất huyết dengue ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Nghiên cứu tiến hành với đối tượng là trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm dengue cấp nhập bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2011 được đo chiều cao, cân nặng và tính BMI.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và độ nặng bệnh sốt xuất huyết dengue ở trẻ em Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ ĐỘ NẶNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM Nguyễn Anh Tú*, Đông Thị Hoài Tâm** TÓM TẮT Mở đầu: Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến đô nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó, một trong những điểm thuộc yếu tố ký chủ được quan tâm là tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với đô nặng bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Trẻ em dưới 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm Dengue cấp nhập BV Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9/2010 đến tháng 7/2011 được đo chiều cao, cân nặng và tính BMI. Kết quả: có 437 bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue, bao gồm 135 ca có sốc và 302 ca không sốc. Nếu dựa BMI theo tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 13,4%, tỷ lệ béo phì là 13,9%. Tỷ lệ trẻ béo phì ở nhóm sốc SXH (20,9%) cao hơn so với nhóm không sốc (10,7%) (p=0,008) hay trẻ béo phì có nguy cơ vào sốc gấp 1,9 lần so với trẻ có dinh dưỡng bình thường. Trẻ thừa cân có tỷ lệ tái sốc cao hơn (27,3%) so với nhóm không tái sốc (12,1%) hay trẻ thừa cân có nguy cơ tái sốc gấp 2,57 lần so với trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng/nhẹ cân lại ít bị nguy cơ này hơn. Kết luận: Trong bệnh lý SXH-D, trẻ béo phì/thừa cân có nguy cơ vào sốc và/hoặc tái sốc hơn so với trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường Từ khoá: Sốt xuất huyết Dengue, thừa cân, béo phì. ABSTRACT ASSOCIATION BETWEEN NUTRITIONAL STATUS AND SEVERITY OF DENGUE INFECTION IN CHILDREN Nguyen Anh Tu, Dong Thi Hoai Tam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 158 - 164 Background: Many factors were found to be related to the severity of Dengue infection. Among this, the nutritional status of the patient was concerned. Materials and Methods: A cross sectional prospective study. We examined the nutritional status of Dengue children admitted to the Hospital For Tropical Diseases from Sept 2010 to July 2011. Z scores for weightfor-age, for height-for-age and BMI-for-age are calculated. Results: In 437 patients recruited, according to the BMI z scores, 13.4% were malnourished, 13.9% were obese. In children with Dengue shock, the proportion of obese patients (20.9%) was higher than in non-shock group (10.7%) with p=0.008. Overweighted children had more episodes of reshock (27.3%) than children without reshock (12.1%) with p=0.023. Malnourished or underweighted children had likely less risk of shock or reshock. Conclusion: In Dengue infection, obese or overweighted children had more risk to develop shock and/or reshock than normal nutritional status children. * Bộ môn Nhiễm Trường Đại Học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. HCM ** Bộ môn nhiễm trường ĐH Y ĐượcTPHCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Tú ĐT: 0975834005 Email: anhtu_y02@yahoo.com.vn 158 Chuyên Đề Nội Khoa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Keywords: Dengue children, shock, obese, overweight MỞ ĐẦU Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH D) là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở các quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện và có tỷ lệ tử vong cao ở những nước nhiệt đới của Châu Á(5,15). Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. Một trong những điểm được quan tâm là tình trạng dinh dưỡng của trẻ bệnh. Những nhận xét ban đầu của một số tác giả gây nên nhiều chú ý: tác giả Thisyakorn tại Thái Lan, năm 1993, cho thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân SXH D thấp hơn so với trẻ bệnh khác hoặc trẻ khỏe mạnh(13); Tác giả Nguyễn Thanh Hùng ở Việt Nam, năm 2005, trên trẻ nhũ nhi bị SXH D, cũng nhận xét rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng là trẻ em bình thường(8). Điều này có nghĩa là tình trạng suy dinh dưỡng phải chăng là yếu tố bảo vệ đối với SXH D? Các kết luận về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và bệnh SXH D chưa được thống nhất: tác giả Kalayanarooj tại Thái Lan, năm 1999 đã báo cáo trong một nghiên cứu hồi cứu với hơn 4000 ca rằng hội chứng sốc do Dengue xảy ra nhiều hơn ở trẻ suy dinh dưỡng(6), nhưng mới đây hơn, năm 2003, tác giả N.Pichainarong lại nhấn mạnh rằng trẻ béo phì có khuynh hướng dễ bị sốt xuất huyết nặng(10). Với tình hình thay đổi về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt nam trong những năm gần đây, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều trẻ béo phì và/hoặc thừa cân trong dân số bệnh nhi bị SXH D. Tình trạng béo phì này có thật sự là nguy cơ cho biểu hiện thể nặng hay không? Hiểu biết hơn về vấn đề trên, chúng sẽ giúp chúng ta nhận định được tình trạng nặng nhẹ của trẻ sốt xuất huyết Dengue một cách rõ ràng hơn. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với độ nặng bệnh sốt xuất huyết Dengue Chuyên Đề Nội Khoa I ở trẻ em điề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: