Mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới sự ảnh hưởng của thể chế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển
Số trang: 44
Loại file: pdf
Dung lượng: 991.57 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới sự ảnh hưởng của thể chế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển được thực hiện nhằm phân tích được mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới ảnh hưởng của thể chế tại 100 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2019, đồng thời kiểm định sự tồn tại của đường cong môi trường Kuznets tại các quốc gia này bằng các phương pháp định lượng như thống kê mô tả, phương pháp PCA và phương pháp S-GMM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới sự ảnh hưởng của thể chế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DƯỚI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ CHẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Hồ Huy Quốc Cường1,∗, Trần Trúc Quỳnh1, Trần Hồ Cẩm Phả1, Mai Lê Thuý Vân1 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích được mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới ảnh hưởng của thể chế tại 100 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2019, đồng thời kiểm định sự tồn tại của đường cong môi trường Kuznets tại các quốc gia này bằng các phương pháp định lượng như thống kê mô tả, phương pháp PCA và phương pháp S-GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường là một tình trạng dai dẳng, kéo dài qua thời gian. Đường cong môi trường Kuznets được chứng minh là có tồn tại ở các quốc gia đang phát triển này. FDI có tác động ngược chiều đến ô nhiễm môi trường, ủng hộ cho giả thuyết Halo. Bên cạnh đó, kết quả phân tích tác động của thể chế cho thấy kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị và không có bạo lực, chất lượng quy định, pháp quyền có tác động thuận chiều tới ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, tiếng nói và trách nhiệm giải trình lại có tác động ngược chiều tới ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, chất lượng thể chế khi được cải thiện làm gia tăng suy thoái môi trường tại các quốc gia đang phát triển qua hiệu ứng quy mô. Tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI có tác động ngược chiều đến chất lượng môi trường, cho thấy sự cải thiện thể chế giúp thu hút thêm nhiều FDI hơn, thúc đẩy hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn qua hiệu ứng quy mô. Từ khoá: Chất lượng thể chế, đường cong môi trường Kuznets, FDI, khí thải CO2, S-GMM. 1 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: cuonghhq19401@st.uel.edu.vn Phần 4. NGHIÊN CỨU KHU VỰC, QUY HOẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG 711 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường đã luôn là vấn đề nóng đối với các quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển. Theo WHO (2018), ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm và làm mất đi hàng triệu năm sống khoẻ mạnh của con người. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn là một bài toán nan giải đối với các quốc gia. Các quốc gia luôn phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường trong quá trình phát triển đất nước. Với mong muốn đạt được nhiều thành tựu kinh tế, một số quốc gia đang phát triển đã quyết định nới lỏng các tiêu chuẩn môi trường, chấp nhận hy sinh môi trường để có thể thu hút thật nhiều các dòng vốn FDI bởi FDI là nhân tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Báo cáo của UNCTAD (2019) chỉ ra rằng nguồn đầu tư vào các quốc gia đang phát triển chiếm hơn nửa nguồn vốn đầu tư đang luân chuyển trên toàn cầu, giữ ổn định ở khoảng 695 tỷ đô vào năm 2019. Trong đó, những quốc gia thu hút nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể kể đến như Trung Quốc (140 tỷ đô), Singapore (110 tỷ đô), Ấn Độ (49 tỷ đô). Mặc dù vậy, Báo cáo thường niên của IQAir (2020) cho thấy, Ấn Độ là quốc gia có nhiều thành phố có mức ô nhiễm cao nhất, với 46 thành phố, Trung Quốc xếp thứ hai với 42 thành phố. Tuy các dòng vốn FDI gây trầm trọng hơn vấn đề ô nhiễm tại một số quốc gia, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng FDI cũng có thể giúp cải thiện môi trường nhờ vào sự chuyển giao công nghệ “sạch”, thân thiện với môi trường (Islam et al., 2021; Tang & Tan, 2015; Zhang & Zhou, 2016). Chính vì vậy mà việc đánh giá tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều tranh cãi và chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, yếu tố thể chế cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu bởi sự tác động sâu rộng của yếu tố này đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của thể chế đối với công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường có thể còn phụ thuộc vào chất lượng thể chế của mỗi quốc gia (Bakhsh et al., 2021; Ha & Nguyen, 2021; Huynh & Hoang, 2018). 712 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới sự ảnh hưởng của thể chế tại 100 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2019, đồng thời kiểm định sự tồn tại của đường cong môi trường Kuznets tại các quốc gia này. Những kết quả mà nghiên cứu đưa ra sẽ là bằng chứng thực nghiệm cho các lý thuyết kinh tế môi trường và là cơ sở cho các chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Đường cong môi trường Kuznets Grossman và Krueger (1991) khi thực hiện nghiên cứu về tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement) đối với môi trường đã khám phá ra mối liên hệ phi tuyến có dạng chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Mối liên hệ này sau đó đã được củng cố bởi nghiên cứu thực nghiệm của Panayotou (1993) và được tác giả đặt tên là “Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve)” bởi nó có hình dạng giống đường cong về mối quan hệ giữa bất bình đẳng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của Kuznets (1955). Theo lý thuyết của đường cong môi trường Kuznets, mức độ ô nhiễm sẽ gia tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, sẽ xuất hiện 1 điểm ngoặt (turning point) mà sau đó sự ô nhiễm môi trường sẽ giảm dần cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cho th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới sự ảnh hưởng của thể chế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia đang phát triển MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DƯỚI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ CHẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Hồ Huy Quốc Cường1,∗, Trần Trúc Quỳnh1, Trần Hồ Cẩm Phả1, Mai Lê Thuý Vân1 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích được mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới ảnh hưởng của thể chế tại 100 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2019, đồng thời kiểm định sự tồn tại của đường cong môi trường Kuznets tại các quốc gia này bằng các phương pháp định lượng như thống kê mô tả, phương pháp PCA và phương pháp S-GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường là một tình trạng dai dẳng, kéo dài qua thời gian. Đường cong môi trường Kuznets được chứng minh là có tồn tại ở các quốc gia đang phát triển này. FDI có tác động ngược chiều đến ô nhiễm môi trường, ủng hộ cho giả thuyết Halo. Bên cạnh đó, kết quả phân tích tác động của thể chế cho thấy kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị và không có bạo lực, chất lượng quy định, pháp quyền có tác động thuận chiều tới ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, tiếng nói và trách nhiệm giải trình lại có tác động ngược chiều tới ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, chất lượng thể chế khi được cải thiện làm gia tăng suy thoái môi trường tại các quốc gia đang phát triển qua hiệu ứng quy mô. Tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI có tác động ngược chiều đến chất lượng môi trường, cho thấy sự cải thiện thể chế giúp thu hút thêm nhiều FDI hơn, thúc đẩy hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn qua hiệu ứng quy mô. Từ khoá: Chất lượng thể chế, đường cong môi trường Kuznets, FDI, khí thải CO2, S-GMM. 1 Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: cuonghhq19401@st.uel.edu.vn Phần 4. NGHIÊN CỨU KHU VỰC, QUY HOẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG 711 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường đã luôn là vấn đề nóng đối với các quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển. Theo WHO (2018), ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm và làm mất đi hàng triệu năm sống khoẻ mạnh của con người. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn là một bài toán nan giải đối với các quốc gia. Các quốc gia luôn phải đối mặt với sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường trong quá trình phát triển đất nước. Với mong muốn đạt được nhiều thành tựu kinh tế, một số quốc gia đang phát triển đã quyết định nới lỏng các tiêu chuẩn môi trường, chấp nhận hy sinh môi trường để có thể thu hút thật nhiều các dòng vốn FDI bởi FDI là nhân tố có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Báo cáo của UNCTAD (2019) chỉ ra rằng nguồn đầu tư vào các quốc gia đang phát triển chiếm hơn nửa nguồn vốn đầu tư đang luân chuyển trên toàn cầu, giữ ổn định ở khoảng 695 tỷ đô vào năm 2019. Trong đó, những quốc gia thu hút nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể kể đến như Trung Quốc (140 tỷ đô), Singapore (110 tỷ đô), Ấn Độ (49 tỷ đô). Mặc dù vậy, Báo cáo thường niên của IQAir (2020) cho thấy, Ấn Độ là quốc gia có nhiều thành phố có mức ô nhiễm cao nhất, với 46 thành phố, Trung Quốc xếp thứ hai với 42 thành phố. Tuy các dòng vốn FDI gây trầm trọng hơn vấn đề ô nhiễm tại một số quốc gia, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng FDI cũng có thể giúp cải thiện môi trường nhờ vào sự chuyển giao công nghệ “sạch”, thân thiện với môi trường (Islam et al., 2021; Tang & Tan, 2015; Zhang & Zhou, 2016). Chính vì vậy mà việc đánh giá tác động của FDI lên ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều tranh cãi và chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, yếu tố thể chế cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu bởi sự tác động sâu rộng của yếu tố này đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của thể chế đối với công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường có thể còn phụ thuộc vào chất lượng thể chế của mỗi quốc gia (Bakhsh et al., 2021; Ha & Nguyen, 2021; Huynh & Hoang, 2018). 712 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường dưới sự ảnh hưởng của thể chế tại 100 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2019, đồng thời kiểm định sự tồn tại của đường cong môi trường Kuznets tại các quốc gia này. Những kết quả mà nghiên cứu đưa ra sẽ là bằng chứng thực nghiệm cho các lý thuyết kinh tế môi trường và là cơ sở cho các chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát triển. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Đường cong môi trường Kuznets Grossman và Krueger (1991) khi thực hiện nghiên cứu về tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement) đối với môi trường đã khám phá ra mối liên hệ phi tuyến có dạng chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Mối liên hệ này sau đó đã được củng cố bởi nghiên cứu thực nghiệm của Panayotou (1993) và được tác giả đặt tên là “Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve)” bởi nó có hình dạng giống đường cong về mối quan hệ giữa bất bình đẳng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của Kuznets (1955). Theo lý thuyết của đường cong môi trường Kuznets, mức độ ô nhiễm sẽ gia tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, sẽ xuất hiện 1 điểm ngoặt (turning point) mà sau đó sự ô nhiễm môi trường sẽ giảm dần cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cho th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất lượng thể chế Đường cong môi trường Kuznets Ô nhiễm môi trường Phương pháp PCA Phương pháp S-GMMGợi ý tài liệu liên quan:
-
30 trang 241 0 0
-
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 212 0 0 -
13 trang 192 0 0
-
138 trang 189 0 0
-
69 trang 117 0 0
-
Môi trường trong địa lý học: Phần 1
175 trang 110 0 0 -
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.
10 trang 93 0 0 -
Đề tài: Xử lý nước thải nhà máy giấy
59 trang 74 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng môi trường không khí của Công ty cổ phần Thép Toàn Thắng
54 trang 66 0 0 -
Tiểu luận: Quản lý môi trường nước
14 trang 65 0 0