Danh mục

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.06 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sử dụng dữ liệu bảng để ước lượng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013. Kết quả định lượng bằng phương pháp Bình phương Nhỏ nhất Tổng quát (GLS) cho thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực lẫn nhau tại các nước này. Kết quả này hỗ trợ đưa ra các giải pháp cho các nhà làm chính sách, các chính phủ và các nhà đầu tư tại các nước Đông Nam Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á THE RELATIONSHIP BETWEEN FDI AND ECONOMIC GROWTH IN SOUTHEAST ASIAN NATIONS Huỳnh Thái Bảo GVHD: TS. Phan Thị Quốc Hương Trường Đại học Quy Nhơn phanquochuong@fbm.edu.vn TÓM TẮT Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á qua vốn đầu tư, công nghệ và kiến thức quản lý cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng để ước lượng mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2013. Kết quả định lượng bằng phương pháp Bình phương Nhỏ nhất Tổng quát (GLS) cho thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực lẫn nhau tại các nước này. Kết quả này hỗ trợ đưa ra các giải pháp cho các nhà làm chính sách, các chính phủ và các nhà đầu tư tại các nước Đông Nam Á. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, các nước Đông Nam Á. ABSTRACT Foreign Direct Investment (FDI) has been an important source of economic growth for Southeast Asian countries, bringing in capital investment, technology and management knowledge needed for economic growth. This paper aims to investigate the relationship between FDI and economic growth in Southeast Asian countries for the period 2000 – 2013 using panel data. Empirical results obtained from Generalized Least Squares (GLS) reveal that FDI and economic promotes each other of these countries. This finding holds practical implications for policy makers, governments and investors. Keywords: foreign direct investment, economic growth, southeast asia countries.1. Giới thiệu Đông Nam Á nằm ở phía nam Trung Quốc, đông Ấn Độ, bắc Australia và tây Papua New Ghine,hiện gồm 11 quốc gia: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore,Thái Lan, Timor Leste và Việt Nam, trải rộng trên diện tích khoảng 4.500.000 km2, dân số khoảng618 triệu người (2014). Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á tập trung vào phát triển kinh tế,đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ thuộc nhóm hàng đầu thế giới. Theo WB (1993) và Camposand Root (1996), các nhân tố tác động đến tăng trưởng của các nước Đông Nam Á là: môi trường kinhtế vĩ mô ổn định, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, nguồn nhân lực có chất lượng cao, bộ máy hành chínhđãi ngộ theo năng lực, bất bình đẳng thu nhập thấp, chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, công nghiệp hóathành công, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển giao những bí quyết công nghệ có liên quan.Trong đó, FDI là nhân tố rất quan trọng, đóng vai trò như một nguồn vốn đầu tư, nguồn đào tạo laođộng và chuyển giao công nghệ, khai thác tài nguyên hiệu quả hơn, do vậy đã trở thành nguồn vốnquan trọng trong phát triển kinh tế tại các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa FDI vàtăng trưởng kinh tế không phải là một chiều. Tăng trưởng kinh tế cao là tín hiệu quan trọng để thu hútFDI. Có thể thấy quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế rất quan trọng với các nước Đông Nam Á.Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ này chưa nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đây làlý do cơ bản đưa chúng tôi đến thực hiện nghiên cứu này. Dựa trên các lý thuyết kinh tế và mô hình 455 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵngđịnh lượng, chúng tôi tập trung phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các nướcĐông Nam Á với dữ liệu bảng của 11 quốc gia trong khu vực giai đoạn 2000 – 2013, từ đó đề xuất mộtsố chính sách nhằm xúc tiến FDI tại các nước Đông Nam Á, thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Cơ sở lý thuyết Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng trên ba khía cạnh: Tácđộng của FDI đến tăng trưởng kinh tế, tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI và mối quan hệ giữaFDI và tăng trưởng kinh tế2.1.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Theo Ozturk (2007), cả mô hình tân cổ điển và các mô hình nội sinh có thể tạo nên khung nghiêncứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Nếu mô hình tân cổ điển giải thích tác động của FDIđến tăng trưởng kinh tế qua kênh đầu tư, các mô hình nội sinh đi xa hơn khi giải thích các kênh tácđộng của FDI đến tăng trưởng kinh tế như chuyển giao công nghệ, vốn con người,… Dựa trên kết quảnghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế các mô hình này, nhiều nghiêncứu phân tích các kênh tác động của FDI đến tăng trưởng. Kết quả cho thấy FDI tác động đến tăngtrưởng qua một số kênh: chuyển giao bí quyết và công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, giúp công tytrong nước hội nhập vào kinh tế toàn cầu, tăng cường cạnh tranh ở nước nhận đầu tư, tăng vốn đầutư. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực. Mộtsố nghiên cứu đưa ra nhận định FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế như de Mello (1999),Manuchehr and Ericsson (2001), Nair-Reichert and Weinhold (2001), Choe (2003), Griffiths andSapsford (2004), Al-Iriani (2007) trong khi số khác lại tìm ra tác động tiêu cực như Shaikh (2010) vàKhaliq and Noy (2007).2.1.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế đến thu hút FDI. Về lýthuyết, tác động này được giải thích thông qua mô hình OLI của Dunning, theo đó tăng trưởng kinh tếlà một nhân tố kinh tế quan trọng tác động đến quyết định của nhà đầu tư qua giá trị kỳ vọng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: