Mối quan hệ giữa franchisor và franchisee
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa franchisor và franchisee Mối quan hệ giữa franchisor và franchisee Chúng ta từng nghe mọi người so sánh mối quan hệ giữa franchisor và franchisee là sự kết hợp giữa hai người yêu nhau với và tiến tới hôn nhân. Họ cũng cho rằng “tuần trăng mật” ngọt ngào nhất là lúc franchisor và franchisee cùng kinh doanh với mục tiêu chung. Nhưng nghĩ lại thì mối quan hệ này không giống như 1 cuộc hôn nhân. Hôn nhân, nói đúng hơn trong kinh doanh là các doanh nghiệp liên doanh, họ là đối tác của nhau. Thật vậy, trong cuộc sống gia đình, vợ chồng chia nhau làm nhiều công việc, có người rửa chén, có người lo tiền bạc thông qua phân công lao động. Doanh nghiệp liên doanh cũng vậy, thông qua đàm phán và thương lượng, họ cũng có những trách nhiệm cụ thể. Không giống như liên doanh, mối quan hệ của franchisor và franchisee giống như cha-con. Người mua franchise được ví như người con sẽ trải qua nhiều nấc thang cuộc đời. Khi họ mới gia nhập, họ nhận được sự huấn luyện từ người bán, khi họ đủ năng lực thì sẽ giảm dần phụ thuộc vào người cha, họ được phép tự chủ kinh doanh trên sân bóng của mình. Khi họ trưởng thành, họ sẽ làm việc độc lập với các nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, tạo uy tín và đôi khi vi phạm những quy định ràng buộc ban đầu. Nhưng cuối cùng họ vẫn sống trong 1 căn nhà với người cha. Một người cha tốt là một người như thế nào? Khi tôi còn nhỏ, tôi đã từng ganh tỵ với nhà 1 người hàng xóm. Ba mẹ của Mike rất ít khi ở nhà. Và khi họ trở về, họ cho phép Mike được làm bất cứ cái gì anh ấy muốn. Năm 15 tuổi, tôi lén qua nhà Mike chơi, tôi được tự do uống bia và hút thuốc. Tôi nghĩ rằng ba mẹ của Mike là những người tốt nhất trên đời. Nhưng khi mẹ tôi phát hiện, bà đã phạt tôi 1 tháng không được ra ngoài. Trước khi tôi chịu cái “án” treo của mẹ, Mike đã phải nếm trải mùi vị ở trung tâm giáo dục trẻ dưới tuổi vị thành niên. Tôi bắt đầu hiểu ra, để trở thành 1 bậc phụ huynh tốt, thỉnh thoảng, không đồng nhất với 1 người bạn tốt. Cũng vậy, một franchisor tốt phải thiết lập khoảng cách với franchisee. Franchisee phải nhận thức được nhiệm vụ quan trọng nhất của anh ta là phải bảo vệ và phát triển thương hiệu chung. Do đó một trong những nghĩa vụ quan trọng của franchisor là tuân thủ và chấp hành đúng kỷ luật. Để làm được điều này, đầu tiên, franchisor phải tiếp xúc và hướng cho franchisee vào khuôn khổ của quy định. Thứ hai, franchisee cũng là một doanh nghiệp, do đó hãy làm việc với họ bằng 1 thái độ tôn trọng. Bạn không thể nói rằng: “Đây là cách làm thành công của tôi” và yêu cầu họ làm theo như vậy. Ít nhất bạn phải giải thích rõ ràng với họ vì sao nên làm như thế. Hầu hết franchisee nào cũng muốn ý kiến của mình được chấp nhận. Vì vậy, một franchisor chuyên nghiệp phải biết lắng nghe, và trong trường hợp thuyết phục họ làm theo những chỉ dẫn của mình, hãy giải thích vì sao họ nên làm như vậy để mang lại lợi ích chung cho thương hiệu. Giao tiếp hiệu quả chính là chìa khóa thành công Chìa khóa thành công của 1 franchisor giỏi là kỹ năng giao tiếp và thuyết phục. Kỹ năng này quan trọng hơn một tờ nhắc nhở, một thông tin nội bộ, hay nhờ 1 người đại diện truyền đạt lại. Trong xã hội hiện nay, người ta đã lạm dụng internet để giao tiếp. Nhưng đối với nhượng quyền kinh doanh, đó là 1 lỗi lớn. Thông thường, bạn nên gửi 1 email đầy đủ thông tin chi tiết để giải thích cho người mua franchise khi họ hiểu sai 1 vấn đề nào đó. Tạo lập các mối quan hệ thông qua đối thoại trực tiếp. Vì thế bạn hãy tạo điều kiện và khuyến khích họ góp ý trong mọi lĩnh vực. Một franchisor tài ba là người biết chọn địa điểm để 2 bên gặp gỡ và trao đổi. Những cuộc họp hàng tháng, những chương trình quảng cáo… mang tính nhất cữ lưỡng tiện sẽ làm cho 2 bên hiểu và hợp tác với nhau lâu dài hơn. Thiết lập 1 hội đồng cho những franchisee là một công tác quản lý tốt. Bạn vừa có thể kiểm soát lịch làm việc, vừa có tiếng nói trong hội đồng. Mục đích cuối cùng của bạn là đảm bảo các franchisee thực hiện tốt quy định ngay cả khi không có bạn. Vì vậy hội đồng có thể thay bạn kiểm soát các thành viên, đồng thời nếu có sai phạm xảy ra, hội đồng sẽ thống nhất ý kiến các thành viên để có cách khắc phục tốt nhất.Tin cậy đối tác luôn là 1 yếu tố đi đầu trong kinh doanh. Có những điều bạn không thể chia sẽ với họ, vậy hãy tin tưởng vào họ, cởi mở và trung thực. Hãy nhớ rằng: “Một lần thất tín, vạn lần thất tin”. Cuối cùng, thực sự quan tâm đến thành công của họ. Để tạo mối quan hệ tốt giữa franchisor và franchisee thì franchisor phải thừa nhận và khen ngợi thành quả của franchisee bởi vì cuối cùng những kết quả mà họ đạt được sẽ nâng cao giá trị thương hiệu của franchisor. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tags: kiến thức thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 220 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 67 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 64 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 58 0 0 -
Thiết kế đồ họa có phải chỉ là việc tạo ra hình ảnh?
6 trang 57 1 0