Danh mục

Mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, thái độ đối với việc chuyển đổi và ý định chuyển đổi sang ví tiền điện tử: Bằng chứng thực nghiệm tại bình định

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 465.60 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa hai nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng đến thái độ đối với việc chuyển đổi sang ví tiền điện tử và ý định chuyển đổi sang sử dụng ví tiền điện tử của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 173 người tiêu dùng tại Bình Định và sử dụng phần mềm SmartPLS3 để kiểm định, phân tích các dữ liệu thu thập thông qua phân tích mô hình cấu trúc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, thái độ đối với việc chuyển đổi và ý định chuyển đổi sang ví tiền điện tử: Bằng chứng thực nghiệm tại bình định MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH, NHẬN THỨC TÍNH DỄ SỬ DỤNG, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI VÀ Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI SANG VÍ TIỀN ĐIỆN TỬ: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI BÌNH ĐỊNH PGS,TS. Nguyễn Ngọc Tiến, ThS. Lê Nữ Như Ngọc, ThS. Ngô Nữ Mai Quỳnh Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa hai nhân tố nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng đến thái độ đối với việc chuyển đổi sang ví tiền điện tử và ý định chuyển đổi sang sử dụng ví tiền điện tử của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 173 người tiêu dùng tại Bình Định và sử dụng phần mềm SmartPLS3 để kiểm định, phân tích các dữ liệu thu thập thông qua phân tích mô hình cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) Nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến thái độ đối với việc chuyển đổi sang ví tiền điện tử, (ii) Thái độ đối với việc chuyển đổi sang ví tiền điện tử có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định chuyển đổi sang sử dụng ví tiền điện tử của người tiêu dùng. Theo đó, nghiên cứu đã gợi ý rằng với hình thức thanh toán mới thông qua ví tiền điện tử, người tiêu dùng cảm thấy sự tiện ích và dễ dàng khi thanh toán; hay nói cách khác, phương thức thanh toán mới mang lại sự thoải mái, nhanh chóng cho người sử dụng, từ đó người tiêu dùng có thái độ tích cực và bắt đầu có ý định chuyển đổi sang phương thức thanh toán mới dưới hình thức ví tiền điện tử. Từ khóa: Nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, thái đội đối với việc chuyển đổi, ví tiền điện tử, ý định chuyển đổi. RELATIONSHIP BETWEEN PERCEIVED USEFULNESS, PERCEIVED EASE OF USE, ATTITUDE TOWARDS E-WALLET, AND INTENTION TO CONVERT TO E-WALLET: REAL EVIDENCE BY BINH DINH Abtract: The purpose of this study is to verify the relationship between the two factors perceived usefulness, perceived ease of use, attitude towards switching to an e-wallet, and the intention to switch to using an e-wallet. The study conducted a survey of 173 consumers in Binh Dinh and used SmartPLS3 software to verify and analyze the collected data through Structural Equation Modeling analysis. The research results show that (i) Perceived usefulness and perceived ease of use have a positive influence on the attitude towards converting to an e-wallet, (ii) Attitude towards converting to an e-wallet has a positive effect on consumers' intention to switch to using e-wallets. Accordingly, research has suggested that consumers feel convenience and ease when they pay through an e- wallet; in other words, the new payment method brings convenience and speediness to users. As a result, consumers have a positive attitude and begin to intend to switch to a new payment method in the form of an e-wallet. Key word: Attitude towards switching to an e-wallet, e-wallet, intention to switch to using an e-wallet, perceived ease of use, perceived usefulness. 155 1. Giới thiệu nghiên cứu Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đã kiến tạo các hình thức thanh toán trên nền tảng kỹ thuật số đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong môi trường tin học với độ an toàn và bảo mật cao. Với định hướng về môi trường công nghệ trong thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ đã nhanh chóng áp dụng công nghệ mới để tạo thành yếu tố cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ nhằm phục vụ nhanh nhất có thể cho các kỳ vọng sử dụng dịch vụ của khách hàng (Liu & cộng sự, 2015). Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến cũng tạo điều kiện chuyển các hoạt động hàng ngày của con người từ hình thức truyền thống sang thế giới công nghệ số (Thakur & Srivastava, 2014). Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2021, số lượng người dùng điện thoại di động tại Việt Nam ước tính đạt 71,54 triệu người, con số này dự kiến sẽ đạt 82,15 triệu người đến năm 2025 (Statista, 2021), điều này cho thấy Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới có lượng người sử dụng điện thoại di động lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, để sử dụng các dịch vụ ứng dụng số hóa trên nền tảng công nghệ và điện thoại di động, người tiêu dùng rất quan tâm đến tính hữu ích, dễ sử dụng của ví tiền điện tử khi chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang ví tiền điện tử. Do đó, việc xem xét mối quan hệ về nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và thái độ đối với việc chuyển đổi và ý định chuyển đổi sang ví tiền điện tử trong thanh toán là một chủ đề cấp thiết. Đồng thời, Bình Định là một tỉnh thuộc Vùng Duyên hải Nam Trung bộ, là tỉnh thuộc cực tăng trưởng phía Nam của chiến lược phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Bình Định đang có chỉ số phát triển và đô thị hóa cao, dân s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: