Danh mục

Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 323.18 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua bài viết, tác giả muốn nhấn mạnh hơn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nayTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 17, Số 3 (2020) MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ BẢO ĐẢM ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Dư Thị Huyền Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: huyendhkh83@gmail.com Ngày nhận bài: 3/8/2020; ngày hoàn thành phản biện: 21/8/2020; ngày duyệt đăng: 02/10/2020 TÓM TẮT Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình đặc thù ở Việt Nam. Dù đã được hình thành ở những nét cơ bản, song quá trình vận động của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam luôn cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và tự điều chỉnh cho phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Thông qua bài viết, tác giả muốn nhấn mạnh hơn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là một nộidung cốt lõi của Đảng ta từ khi bắt đầu đổi mới đến nay; được xác định là một trongchín mối quan hệ cơ bản cần tiếp tục quán triệt và xử lý tốt trong thời kỳ quá độ đi lênchủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016)của Đảng đãđiều chỉnh mối quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa” bằngmối quan hệ “giữa tuân theo các quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng xã hộichủ nghĩa” và bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và thị trường”; Nghị quyết Trungương 5 khóa XII đã phát triển thành mối quan hệ “giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”. Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Namkhông phải là sự gắn ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà làsự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thờiđại ngày nay; là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh nhân loại, nhằm phát huyvai trò tích cực của kinh tế thị trường trong phát triển sức sản xuất, xã hội hóa lao động, 133Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam …cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao đời sống nhân dân… Đồng thời, hạn chế nhữngmặt tiêu cực của kinh tế thị trường gây ra.2. NỘI DUNG Về thực chất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chứcnền kinh tế dựa trên những nguyên tắc của thị trường, vừa dựa trên nguyên tắc của chủnghĩa xã hội về sở hữu, về quản lý, về phân phối… Trong hệ thống ấy có hai loại nhântố cơ bản kết hợp với nhau, đó là loại nhân tố của kinh tế thị trường và loại nhân tố củaxã hội đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai loại nhân tố này vừa xâm nhập, vừa bổsung lẫn nhau, vừa làm tiền đề cho nhau, vừa ràng buộc nhau trong quá trình vận độngvà phát triển kinh tế. Những nhân tố của kinh tế thị trường đóng vai trò là nhân tố độnglực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất. Cácnhân tố xã hội chủ nghĩa đóng vai trò hướng dẫn, mở đường và tiết chế nhằm tạo ra sựphát triển cân đối giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế, tạo ra sự phát triển tương đối đồngđều giữa các vùng lãnh thổ, tạo ra mặt bằng thu nhập của dân cư ngày càng nâng caotrên phạm vi toàn xã hội, chứ không phải chỉ ở một nhóm thiểu số cư dân hay tầng lớpngười đặc biệt [9, tr.119]. Đối với nước ta, quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sangphát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, cósự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI của Đảng (1986) và ngày càng được hoàn thiện. Thực tế hơn 30 năm đổi mớivà phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađã chứng minh rằng, kinh tế thị trường là con đường phát triển kinh tế có hiệu quả, từđó quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định: ... thực hiệnnhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vậnđộng theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: