Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 354.82 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, từ đó chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh 152 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH TS. Nguyễn Thị Anh Trường Đại học Thủy lợi TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viện Chính trị Khu vực I Tóm tắt: Đối với mọi quốc gia, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, mặc dù quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, song bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó, đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bài báo trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, từ đó chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. THE RELATIONSHIP BETWEEN THE DEVELOPMENT OF PRIVATE ECONOMY WITH THE GOAL OF WEALTHY PEOPLE, STRONG COUNTRY, JUST AND CIVILIZED SOCIETY Abstract: In all countries, the private economic sector plays an extremely important role in economic and social development. In our country, though the developed process has experienced many ups and downs. Besides, in the new period, the private economic renovation has confirmed its position and importance, greatly contribute to the construction and development of the nation. For the goal of the wealthy resident, strong country, for democracy, justice, and civilization. This article will clarify a number of theoretical and practical issues on the private economy and show you the close relationship of private economic development and the goal of wealthy people and strong country, for the democracy, justice, and civilization in the current context. Keywords: Private economy, the goal of socialist. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế tư nhân với các loại hình đa dạng, hoạt động linh hoạt đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta mà thành phần kinh tế nhà nước chưa giải quyết được như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hạn chế thất nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển đất PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 153 nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng phát triển kinh tế tư nhân sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa một số quy định thuộc bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu kinh tế cần đạt. Kinh tế tư nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường đương nhiên sẽ phải tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, đặt vấn đề lợi ích lên cao nhất. Do đó không thể đảm bảo làm cho mọi người dân đều trở nên giàu có, hay dân chủ, công bằng, văn minh... Vì vậy, cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để từ đó có những giải pháp cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của kinh tế tư nhân, hướng phát triển thành phần kinh tế này góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội ở Việt N am trong thời gian tới. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1.1. Về kinh tế tư nhân Khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân. Về mô hình tổ chức của kinh tế tư nhân ở nước ta rất đa dạng, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh doanh cá thể(1)... Kinh tế tư nhân có ưu thế đặc biệt, là một kênh để khơi dậy, huy động và khai thác mọi tiềm năng to lớn về vốn, sức lao động, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ, khả năng kinh doanh và các nguồn lực khác trong nhân dân để phát triển kinh tế-xã hội. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân rất linh hoạt, nên thích ứng với mọi biến đổi của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự tồn tại của kinh tế tư nhân là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi thừa nhận kinh tế thị trường là cần thiết đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì cũng có nghĩa là phải thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thừa nhận một động lực quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn Việt N am cho thấy, việc phát triển kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cách gọi trước đây và nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Đảng Cộng sản Việt N am khẳng định: kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong quá trình hội nhập (1) Võ Văn Lợi (2019), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am và một số vấn đề đặt ra, truy cập ngày 29/8/2019 từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam-va-mot- so- ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh 152 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH TS. Nguyễn Thị Anh Trường Đại học Thủy lợi TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viện Chính trị Khu vực I Tóm tắt: Đối với mọi quốc gia, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, mặc dù quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, song bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế tư nhân đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó, đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bài báo trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, từ đó chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. THE RELATIONSHIP BETWEEN THE DEVELOPMENT OF PRIVATE ECONOMY WITH THE GOAL OF WEALTHY PEOPLE, STRONG COUNTRY, JUST AND CIVILIZED SOCIETY Abstract: In all countries, the private economic sector plays an extremely important role in economic and social development. In our country, though the developed process has experienced many ups and downs. Besides, in the new period, the private economic renovation has confirmed its position and importance, greatly contribute to the construction and development of the nation. For the goal of the wealthy resident, strong country, for democracy, justice, and civilization. This article will clarify a number of theoretical and practical issues on the private economy and show you the close relationship of private economic development and the goal of wealthy people and strong country, for the democracy, justice, and civilization in the current context. Keywords: Private economy, the goal of socialist. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế tư nhân với các loại hình đa dạng, hoạt động linh hoạt đã và đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta mà thành phần kinh tế nhà nước chưa giải quyết được như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hạn chế thất nghiệp, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để phát triển đất PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 153 nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng phát triển kinh tế tư nhân sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa một số quy định thuộc bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu kinh tế cần đạt. Kinh tế tư nhân phát triển trong nền kinh tế thị trường đương nhiên sẽ phải tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, đặt vấn đề lợi ích lên cao nhất. Do đó không thể đảm bảo làm cho mọi người dân đều trở nên giàu có, hay dân chủ, công bằng, văn minh... Vì vậy, cần thiết phải làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tư nhân với việc thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để từ đó có những giải pháp cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của kinh tế tư nhân, hướng phát triển thành phần kinh tế này góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội ở Việt N am trong thời gian tới. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân, về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1.1. Về kinh tế tư nhân Khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân. Về mô hình tổ chức của kinh tế tư nhân ở nước ta rất đa dạng, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh doanh cá thể(1)... Kinh tế tư nhân có ưu thế đặc biệt, là một kênh để khơi dậy, huy động và khai thác mọi tiềm năng to lớn về vốn, sức lao động, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ, khả năng kinh doanh và các nguồn lực khác trong nhân dân để phát triển kinh tế-xã hội. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân rất linh hoạt, nên thích ứng với mọi biến đổi của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự tồn tại của kinh tế tư nhân là tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi thừa nhận kinh tế thị trường là cần thiết đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì cũng có nghĩa là phải thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thừa nhận một động lực quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn Việt N am cho thấy, việc phát triển kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cách gọi trước đây và nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Đảng Cộng sản Việt N am khẳng định: kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong quá trình hội nhập (1) Võ Văn Lợi (2019), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am và một số vấn đề đặt ra, truy cập ngày 29/8/2019 từ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam-va-mot- so- ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế tư nhân Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Thành phần kinh tế nhà nước Quy luật của kinh tế thị trường Chế độ sở hữu tư nhânTài liệu liên quan:
-
12 trang 188 0 0
-
Tái cơ cấu để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
6 trang 186 0 0 -
346 trang 105 0 0
-
Phát triển thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
5 trang 50 0 0 -
9 trang 38 0 0
-
228 trang 36 0 0
-
Con đường doanh nhân vươn lên từ những khó khăn
0 trang 36 0 0 -
Từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh An Giang
12 trang 35 0 0 -
Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
8 trang 35 0 0 -
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay
8 trang 34 0 0