Danh mục

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 400.13 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích những thành tựu và hạn chế của Việt Nam đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2015. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn lực cho nhà nước để tăng cường đầu tư vào các hoạt động an sinh xã hội, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận với cuộc sống ấm no hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2006-2015 MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 THE RELATIONSHIP BETWEEN THE ECONOMIC GROWTH AND SOCIAL INEQUALITY IN VIETNAM IN THE PERIOD OF 2006-2015 Nguyễn Hữu Lợi Trường Đại học Kinh tế Huế, Đại học Huế Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích những thành tựu và hạn chế của Việt Nam đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2015. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn lực cho nhà nước để tăng cường đầu tư vào các hoạt động an sinh xã hội, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận với cuộc sống ấm no hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: thu nhập và mức sống dân cư tăng trưởng thiếu bền vững; xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc; công tác chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, giải trí cho người dân còn nhiều hạn chế, nhất là đối với người nghèo. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế bất bình đẳng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian tới.. Từ khóa: Mối quan hệ; Tăng trưởng kinh tế; Bất bình đẳng xã hội; Việt Nam Abstract The article focuses on analyzing the achievements and limitations of Vietnam during the implementation of social justice in the process of the economic growth for the period 2006 - 2015. The economic growth has created resources for the State to increase investment in social welfare activities, increasing the income for people who are enabled to access to more prosperous life. However, in addition to these achievements, there still exist many limitations, such as unsustainable growth of income and living standards; unsustainable poverty reduction; limited health care, education and recreation for people, especially for the poor. On these basis, the paper proposes some policy recommendations to reduce social inequality in the process of economic growth in Vietnam in the coming time. Key words: relationship; economic growth; social inequality; Vietnam ĐẶT VẤN ĐỀ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Là một nước đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng nhanh luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược và chính sách phát triển Việt Nam. Qua 30 năm Đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, đi liền với quá trình tăng trưởng cao, nhiều vấn đề xã hội đang nảy sinh và có thể trở thành nhân tố cản trở sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng lo ngại nhất là tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, khoảng cách về thu nhập, phúc lợi xã hội và cơ hội phát triển giữa các nhóm xã hội khác nhau ngày càng lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người nghèo và nhiều 457 nhóm bất lợi khác được hưởng lợi ít hơn từ quá trình tăng trưởng do cơ chế, chính sách điều tiết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vẫn còn nhiều bất cập. Hạn chế những bất bình đẳng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế là một nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhưng thực tế ở Việt Nam nói chung mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng bất bình đẳng xã hội hầu như không được cải thiện mà có xu hướng gia tăng. Bài viết đã đưa ra những định hướng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 1.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là sự tăng thêm về mặt quy mô của sản lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ được nền kinh tế sáng tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định. Để đo lường quy mô sản lượng của nền kinh tế người ta thường dùng các chỉ tiêu là: GDP, GNP và GNI. - GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu ở trong hay ngoài nước. - GNP (Tổng sản phẩm quốc dân) là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ do công dân của một nước (kể cả đang làm việc ở nước ngoài) tạo ra trong một thời kỳ nhất định. - GNI (Tổng thu nhập quốc dân) là tổng giá trị thu nhập do công dân của một nước tạo ra trong một thời kỳ nhất định, không kể là ở trong nước hay ngoài nước. Như vậy, tăng trưởng kinh tế được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của GNI và GDP qua các thời kỳ. Theo cách chọn giá cả để tính toán, chúng ta có GNI, GDP danh nghĩa- tính theo giá hiện hành (giá của năm tính) và GNI, GDP thực tế- tính theo giá so sánh (giá của một năm dùng làm gốc). Do đó, cũng có mức tăng trưởng danh nghĩa và tăng trưởng thực tế. GDP tính theo giá hiện hành thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế. Còn tính theo giá so sánh, do đã loại trừ được biến động của yếu tố giá cả qua các thời kỳ nên thường được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thể hiện sự thay đổi về khối lượng hàng hóa, dịch vụ qua các thời kỳ. 1.2. Quan niệm về bất bình đẳng xã hội và đánh giá bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Bất bình đẳng xã hội nói chung đều thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấ ...

Tài liệu được xem nhiều: