QUAN NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, DỊ BIỆT GIỮA THƠ VÀ HOẠ Người ta thường nói bài thơ này “giống như một bức tranh”, hoặc cũng có khi nói bức tranh nọ “giống như một bài thơ”. Quan niệm “thi hoạ đồng chất” có từ rất sớm ở phương Tây, ví dụ Simonides (556 – 468, thời La Mã cổ đại) đã nói: “hoạ là thơ không lời, thơ là hoạ có lời” và Horace (65 – 8, nhà thơ La Mã cổ đại) cũng từng nói: “thơ như hoạ”. Người ta hoặc quy cả hai về hoạ (đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ từ Trung Quốc đến Việt Nam Mối quan hệ giữa thơ ca và hộihoạ từ Trung Quốc đến Việt NamQUAN NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, DỊ BIỆT GIỮA THƠ VÀ HOẠNgười ta thường nói bài thơ này “giống như một bức tranh”, hoặc cũng có khi nóibức tranh nọ “giống như một bài thơ”. Quan niệm “thi hoạ đồng chất” có từ rấtsớm ở phương Tây, ví dụ Simonides (556 – 468, thời La Mã cổ đại) đã nói: “hoạlà thơ không lời, thơ là hoạ có lời” và Horace (65 – 8, nhà thơ La Mã cổ đại) cũngtừng nói: “thơ như hoạ”. Người ta hoặc quy cả hai về hoạ (đồng hình): thơ là “vôhình hoạ”, hoạ là “hữu hình thi”; hoặc quy cả hai về thi (đồng thanh): thơ là “hữuthanh hoạ”, hoạ là “vô thanh thi”. Như vậy từ thời xa xưa con người đã phát hiệnra tính họa trong thơ, tính thơ trong họa và xem thơ ca – hội họa là hai loại hìnhnghệ thuật gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau như chị em. Không ít nhà thơ đãlấy cảm hứng sáng tác từ những tác phẩm hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc… Ví dụVictor Hugo, Gautier từng có nhiều tác phẩm lấy chủ đề từ các bức tranh. Ngượclại, văn học cũng ảnh hưởng đến khuynh hướng thời gian của hội hoạ, như chủnghĩa vị lai, phái ấn tượng.Thời nguyên thu ỷ, các loại hình nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội hoạ và vũ đạocó quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng thực ra, ở các phương Tây cũng như TrungQuốc ban đầu địa vị của thơ ca được đánh giá cao hơn địa vị của hội hoạ. Songdần dần hội hoạ cũng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong đời sống của conngười và trở thành một loại hình nghệ thuật bằng đẳng với thơ ca. Ở phương Tây,hội hoạ chính thức xác lập được vị trí của mình ở Ý vào thời Phục hưng. Cũng từthời kỳ này người ta bắt đầu chú ý tới mối quan hệ tương đồng và khác biệt giữathơ ca (văn học) và các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc, sânkhấu…Tại Trung Quốc, địa vị của hội hoạ cũng từng bước được khẳng định. Ban đầu, cáchoạ sĩ chỉ được xem như một kiểu nghệ nhân, thợ vẽ tranh phục vụ cho giới quýtộc, sĩ nhân tiêu khiển. Nhưng đến thời Tống, hội hoạ đã trở thành một môn trongkhoa cử mà các sĩ tử phải vẽ một bức tranh dựa vào một bài thơ nào đó. Tuy lúcnày hội hoạ ở Trung Quốc vẫn bị xếp sau thơ ca, nhưng nó đã được đề cao, trởthành một tiêu chuẩn để tuyển chọn nhân tài.Quan niệm “thi hoạ đồng chất” ở Trung Quốc được xác lập từ thời Tống. Tuynhiên trước đó, ý tưởng so sánh giữa thi và hoạ cũng đã xuất hiện, Lục Cơ (261 -303) thời Tấn từng nói: “truyền bá sự vật không gì bằng lời, lưu giữ hình ảnhkhông gì bằng tranh” (tuyên vật mạc đại ư ngôn, tồn hình mạc thiện ư hoạ). Quanniệm này đã cho thấy có sự phân biệt giữa thi (lời) và hoạ. Trong quyển Lịch sửmỹ học Trung Quốc, hai học giả hiện đại là Lý Trạch Hậu và Lưu Cương Kỷ nóithêm: “quan niệm cho rằng lưu giữ hình ảnh là đặc trưng của nghệ thuật hội hoạ,lời là chất liệu đặc trưng của văn học, là quan niệm phân biệt thơ ca và hội hoạsớm nhất”. Lưu Hiệp (tk. V – VI, thời Lương) cũng từng viết trong Văn tâm điêulong rằng: “hội sự đồ sắc, văn từ tận tình” (hội hoạ phải chú ý tới màu sắc, vănchương phải chú ý tìm lời để diễn đạt cho hết điều muốn nói). Như vậy, về cơ bảnngười Trung Quốc đã xem hội hoạ là nghệ thuật miêu tả và tái hiện hình ảnh củasự vật, còn văn học là loại nghệ thuật biểu hiện cái “chí”, cái “tình” tức là thế giớitinh thần, thế giới nội tâm của con người.Quan niệm “thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ hữu hình” hay “thơ là hoạ hữu thanh,hoạ là thơ vô thanh” được nhiều nhà thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc nhấnmạnh. Chẳng hạn, Trương Thuấn Dân thời Bắc Tống nói: “Thi thị vô hình hoạ,hoạ thị hữu hình thi” (Thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ hữu hình), Tôn Vũ Trọng thờiTống cho rằng: “Văn giả vô hình chi hoạ, hoạ giả hữu hình chi văn, nhị giả dị tíchnhi đồng thú” (Văn là hoạ vô hình, hoạ là văn hữu hình, hai loại này tuy khác nhauvề hình thức nhưng chung lý thú), Phùng Ứng Lựu thời Thanh nói: “Thiếu Lănghàn mặc vô hình hoạ, Hàn Cán đan thanh bất ngữ thi” (Thơ của Đỗ Phủ là hoạ vôhình, tranh của Hàn Cán là thơ không lời)… Bởi vậy người ta còn dùng khái niệm“vô thanh thi” để chỉ hội hoạ (ví dụ Hoàng Đình Kiên viết “Lý hầu hữu cú bấtkhẳng thổ, tiềm mặc tả tác vô thanh thi”: Lý hầu có ý không thể nói, lặng lẽ sángtác thơ không lời) và dùng khái niệm “hữu thanh hoạ” để chỉ thơ ca (ví dụ ChuPhù viết “Đông Pha hí tác hữu thanh hoạ, thán tức hà nhân vị thưởng âm”: ĐôngPha sáng tác tranh có lời, khiến người nào thưởng thức cũng phải thở than). Thậmchí Thư Nhạc Tường thời Nam Tống còn nói: “Hảo thi thậm tự vô hình hoạ” (thơhay thật giống bức tranh vô hình), hoạ gia nổi tiếng cuối thời Tống là Dương CôngViễn còn đặt tên cho tập thơ của mình là “Dã thú hữu thanh hoạ”…Sang thời hiện đại, còn có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về sự tương đồng vàkhác biệt giữa thơ và hoạ. Trong bài Thơ Trung Quốc và hoạ Trung Quốc, học giảhiện đại Tiền Chung Thư viết: “thơ và hoạ cùng là nghệ thuật nên cũng có tínhtương đồng; nhưng vì chúng là hai loại hình nghệ thuật khá ...