Mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và năng lực đổi mới tổ chức trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 660.81 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tiến hành nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và năng lực đổi mới tổ chức. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 281 nhân viên và nhà quản lý đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành logistics ở TP. HCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và năng lực đổi mới tổ chức trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Bùi Thị Thanh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Lê Duyên Công ty ACS Trading Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và năng lực đổi mới tổ chức. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 281 nhân viên và nhà quản lý đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành logistics ở TP. HCM. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa vào lý thuyết học tập của tổ chức, năng lực đổi mới tổ chức và nghiên cứu của Kiziloglu (2015), Calantone & cộng sự (2002); và được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu xác định các thành phần học tập của tổ chức ảnh hưởng đến năng lực đổi mới tổ chức sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần: (1) cam kết đối với việc học tập; (2) chia sẻ tầm nhìn trong việc học tập; (3) tư duy mở; (4) chia sẻ kiến thức trong nội bộ tổ chức. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý liên quan đến việc học tập của tổ chức để gia tăng năng lực đổi mới tổ chức. Từ khóa: Cách mạng công nghệ 4.0; doanh nghiệp Logistics; năng lực đổi mới tổ chức; việc học tập của tổ chức. 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền tảng công nghệ số và tích hợp công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương pháp sản xuất và quản lý đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các ngành nghề. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững thực sự của chính họ (như chất lượng nguồn nhân lực, việc học tập của tổ chức, năng lực đổi mới tổ chức,..) để tạo ra sự khác biệt với đối thủ trên thị trường ( iziloglu, 2015). Nhiều nghiên cứu (Calantone & cộng sự, 2002; Kiziloglu, 2015; Hao & cộng sự; 2012) đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có khả năng học tập sẽ thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường và năng lực học tập của tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh, hiệu quả của tổ chức cũng như việc phát triển năng lực đổi mới trong tổ chức đó. Do đó, một doanh nghiệp muốn có năng lực đổi mới và tạo ra nó như một thói quen thì trước tiên họ cần tạo điều kiện cho những ý tưởng mới được ra đời và áp dụng những ý tưởng đó trong tổ chức (Weerewardena & cộng sự, 2006). Tại Việt Nam, theo chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến năm 2020, ngành dịch vụ logistics được nhấn mạnh là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Năm 2012, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực logistics quốc gia của Việt Nam đứng thứ 53 trên 155 nước khảo sát và đứng thứ 5 khu vực SE N; năm 2014, chỉ số này được cải thiện lên hạng 48/166 quốc gia; tuy nhiên, đến năm 2016, thì đã tụt hạng xuống 64/160 quốc gia (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2018). 367 Bên cạnh đó, theo dự báo của Bộ Công Thương về chuỗi cung ứng và logistics toàn cầu đến năm 2020, cách mạng công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu làm thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới. Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực logistics (Logistics Việt Nam, 2017). Nhưng trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp logistics nội địa đều có dịch vụ đơn lẻ, tính tích hợp chưa cao, quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động manh mún, chưa có sự hợp tác với nhau, chất lượng dịch vụ còn yếu và hoạt động chưa theo định hướng bền vững; đội ngũ nhân lực ngành logistics còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2018); các nhà quản lý doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng văn hóa học tập của tổ chức (thời báo kinh tế Việt Nam, 2016). Do vậy, để có thể thích ứng với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, thì một trong những hoạt động mà các doanh nghiệp ngành logistics cần phải quan tâm nhằm tạo ra năng lực đổi mới tổ chức, đó là xây dựng văn hóa học tập của tổ chức. Cho đến hiện tại, còn rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc học tập và năng lực đổi mới tổ chức, đặc biệt là chưa có nghiên cứu trong ngành logistics tại Việt Nam. Do đó, việc khám phá và đo lường các yếu tố của việc học tập của tổ chức ảnh hưởng đến năng lực đổi mới tổ chức, đặt cơ sở khoa học cho việc đề xuất các hàm ý quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp ngành logistics trong bối cảnh hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Theo Senge (1990) việc học tập của tổ chức là quá trình phát triển kiến thức mới và hiểu biết mới từ những trải nghiệm của các thành viên trong tổ chức, và có khả năng tác động đến hành vi và cải thiện năng lực của tổ chức. Calantone & cộng sự (2002) đề cập, việc học tập của tổ chức liên quan đến toàn bộ hoạt động của tổ chức về việc tạo ra và sử dụng kiến thức để nâng cao lợi thế cạnh tranh bao gồm các hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin về nhu cầu khách hàng; thay đổi thị trường; hành động của đối thủ cạnh tranh; cũng như sự phát triển công nghệ mới để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Spicer & Smith (2006) cho rằng, việc học tập của tổ chức phản ánh nỗ lực tạo ra và hệ thống hóa các kiến thức trong tổ chức để mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và không thể bắt chước trong môi trường kinh doanh mà công nghệ và sản phẩm có thể dễ dàng được sao chép và bắt chước. Theo ydin & Ceylan (2009) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và năng lực đổi mới tổ chức trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Bùi Thị Thanh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Lê Duyên Công ty ACS Trading Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm đo lường mối quan hệ giữa việc học tập của tổ chức và năng lực đổi mới tổ chức. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 281 nhân viên và nhà quản lý đang làm việc tại các doanh nghiệp ngành logistics ở TP. HCM. Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa vào lý thuyết học tập của tổ chức, năng lực đổi mới tổ chức và nghiên cứu của Kiziloglu (2015), Calantone & cộng sự (2002); và được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu xác định các thành phần học tập của tổ chức ảnh hưởng đến năng lực đổi mới tổ chức sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần: (1) cam kết đối với việc học tập; (2) chia sẻ tầm nhìn trong việc học tập; (3) tư duy mở; (4) chia sẻ kiến thức trong nội bộ tổ chức. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý liên quan đến việc học tập của tổ chức để gia tăng năng lực đổi mới tổ chức. Từ khóa: Cách mạng công nghệ 4.0; doanh nghiệp Logistics; năng lực đổi mới tổ chức; việc học tập của tổ chức. 1. Giới thiệu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nền tảng công nghệ số và tích hợp công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương pháp sản xuất và quản lý đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các ngành nghề. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần nỗ lực duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững thực sự của chính họ (như chất lượng nguồn nhân lực, việc học tập của tổ chức, năng lực đổi mới tổ chức,..) để tạo ra sự khác biệt với đối thủ trên thị trường ( iziloglu, 2015). Nhiều nghiên cứu (Calantone & cộng sự, 2002; Kiziloglu, 2015; Hao & cộng sự; 2012) đã chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có khả năng học tập sẽ thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường và năng lực học tập của tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh, hiệu quả của tổ chức cũng như việc phát triển năng lực đổi mới trong tổ chức đó. Do đó, một doanh nghiệp muốn có năng lực đổi mới và tạo ra nó như một thói quen thì trước tiên họ cần tạo điều kiện cho những ý tưởng mới được ra đời và áp dụng những ý tưởng đó trong tổ chức (Weerewardena & cộng sự, 2006). Tại Việt Nam, theo chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến năm 2020, ngành dịch vụ logistics được nhấn mạnh là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Năm 2012, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực logistics quốc gia của Việt Nam đứng thứ 53 trên 155 nước khảo sát và đứng thứ 5 khu vực SE N; năm 2014, chỉ số này được cải thiện lên hạng 48/166 quốc gia; tuy nhiên, đến năm 2016, thì đã tụt hạng xuống 64/160 quốc gia (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2018). 367 Bên cạnh đó, theo dự báo của Bộ Công Thương về chuỗi cung ứng và logistics toàn cầu đến năm 2020, cách mạng công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu làm thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới. Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực logistics (Logistics Việt Nam, 2017). Nhưng trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp logistics nội địa đều có dịch vụ đơn lẻ, tính tích hợp chưa cao, quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động manh mún, chưa có sự hợp tác với nhau, chất lượng dịch vụ còn yếu và hoạt động chưa theo định hướng bền vững; đội ngũ nhân lực ngành logistics còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2018); các nhà quản lý doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng văn hóa học tập của tổ chức (thời báo kinh tế Việt Nam, 2016). Do vậy, để có thể thích ứng với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, thì một trong những hoạt động mà các doanh nghiệp ngành logistics cần phải quan tâm nhằm tạo ra năng lực đổi mới tổ chức, đó là xây dựng văn hóa học tập của tổ chức. Cho đến hiện tại, còn rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc học tập và năng lực đổi mới tổ chức, đặc biệt là chưa có nghiên cứu trong ngành logistics tại Việt Nam. Do đó, việc khám phá và đo lường các yếu tố của việc học tập của tổ chức ảnh hưởng đến năng lực đổi mới tổ chức, đặt cơ sở khoa học cho việc đề xuất các hàm ý quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp ngành logistics trong bối cảnh hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Theo Senge (1990) việc học tập của tổ chức là quá trình phát triển kiến thức mới và hiểu biết mới từ những trải nghiệm của các thành viên trong tổ chức, và có khả năng tác động đến hành vi và cải thiện năng lực của tổ chức. Calantone & cộng sự (2002) đề cập, việc học tập của tổ chức liên quan đến toàn bộ hoạt động của tổ chức về việc tạo ra và sử dụng kiến thức để nâng cao lợi thế cạnh tranh bao gồm các hoạt động thu thập và chia sẻ thông tin về nhu cầu khách hàng; thay đổi thị trường; hành động của đối thủ cạnh tranh; cũng như sự phát triển công nghệ mới để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Spicer & Smith (2006) cho rằng, việc học tập của tổ chức phản ánh nỗ lực tạo ra và hệ thống hóa các kiến thức trong tổ chức để mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững và không thể bắt chước trong môi trường kinh doanh mà công nghệ và sản phẩm có thể dễ dàng được sao chép và bắt chước. Theo ydin & Ceylan (2009) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghệ lần 4 Doanh nghiệp Logistics Năng lực đổi mới tổ chức Văn hóa học tập của tổ chức Quản trị doanh nghiệpTài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 364 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 246 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Giáo trình Quản trị doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
156 trang 218 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
5 trang 176 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Tổng công ty chè Việt Nam
36 trang 175 0 0 -
101 trang 167 0 0
-
23 trang 155 0 0