Môi trường nước
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Môi trường nước Môi trường nướcMục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên phải:1. Trình bày được vai trò của nước đối với cuộc sống của con người2. Trình bày được sự phân bố tài nguyên nước và đặc điểm các nguồn nướctrong thiên nhiên3. Phân tích việc sử dụng nước tại Việt Nam và những vấn đề về môi trườngliên quan đến tài nguyên nước4. Trình bày các biện pháp để sử dụng nước một cách bền vững.1. Vai trò của nước Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và mọi sinh vật trênTrái đất. Có thể nói, sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đ ất ph ụthuộc vào nước. Một người trung bình mỗi ngày cần 250 lít n ước cho sinh ho ạt,1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít nước cho s ản xu ất nôngnghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong nước, 44% tronglượng cơ thể con người. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình s ống, n ước cònlà chất mang năng lượng, chất mang vật liệu và tác nhân đi ều hòa khí h ậu, th ựchiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước vô cùng thiết yếu với cuộc sống. Con người cần nước trước hết làđể uống. Nhưng nhu cầu đó chỉ là một phần rất nh ỏ. Phần lớn nước là dùng chosinh hoạt. Bởi vì nước là nhu cầu cốt yếu cho cây cối và đ ộng v ật, nên m ột kh ốilượng nước rất lớn cũng được dùng trong trồng trọt và chăn nuôi. Trong h ầu h ếtcác nước, nước dùng cho thuỷ lợi là nguồn tiêu thụ chủ yếu, tính ra đ ến kho ảng70% lượng nước tiêu dùng trên toàn thế giới. Những vùng đất có t ưới tiêu đãtăng gần gấp 3 lần từ năm 1950 và ngày nay đang cung cấp một phần ba lươngthực cho thế giới. Nước cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhiều quy trình s ản xuâtcông nghiệp. Sông ngòi còn là đường giao thông chuyên chở người và hàng hoá.Nhiều vùng còn là nơi du lịch và nghỉ ngơi. Nước là môi trường nuôi dưỡng cá tôm và nhiều loài động vật và th ực v ậtcó ích khác mà con người phải dựa vào để sống. Để sử dụng được thuận l ợi,người ta tìm cách nạo vét, uốn dòng, be bờ đắp đập sông ngòi và các vùng thuỷvực khác. Những đập nước lớn được xây dựng để sản xuất thuỷ đi ện và đ ểđảm bảo nước tưới ruộng và cung cấp cho sinh hoạt. Những công trình ki ến trúcđó đã là niềm tự hào và làm nên danh tiếng của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nước bị nhiễm bẩn là mối nguy hiểm lớn cho s ức kh ỏe conngười. Nước sẽ là đường truyền cho người nhiều bệnh đường ruột như tả, lỵ,thương hàn, viêm gan. Nước cũng sẽ đưa các chất độc vào cơ th ể nếu nh ư nướcbị nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu và các chất độc khác. Nước bẩn dùngđể tắm rửa sẽ gây nên các bệnh ngoài da: viêm nhiễm, ghẻ lở, dị ứng2. Sự phân bố tài nguyên nước Theo tính toán hiện này, lượng nước trên th ế giới là 1,39 t ỷ km 3, tập trungtrong thủy quyển là 97,2%, phần còn lại chứa trong khí quyển và th ạch quy ển.Trong tổng lượng nước của Trái đất thì 97% là nước mặn, 2% là n ước ng ọt t ậptrung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm và còn lại là nước sông và hồ.Nước ngọt con người sử dụng thường có nguồn gốc ban đầu là nước mưa vớitổng khối lượng nước mưa trên diện tích Trái đất trung bình là 105000km 3/năm,trên lục địa và các đảo là 41.000km3/năm. Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Vi ệt Nam lànước có lượng mưa trung bình vào loại cao, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bìnhcủa vùng lục địa thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km 3/năm,tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa 324km 3/năm. Ngoài dòng chảy phát sinhtrong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam còn nh ận thêm lưu l ượng t ừnam Trung Quốc và Lào với số lượng khoảng 550 km 3. Do vậy tài nguyên nướcmặt có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú. Tuy nhiên do mật độdân số cao nên bình quân lượng nước phát sinh trong lãnh thổ trên đầu người là4200m3/người vào loại trung bình thấp trên thế giới.3. Các nguồn nước trong thiên nhiên3. 1. Nước mưa Việt Nam có lượng mưa bình khoảng 2000mm/năm. Trong mùa m ưa, mưaphân phối khá đều, tuy nhiên tại các vùng lãnh thổ khác nhau, sự phân b ố m ưa cósự khác biệt. Vùng có lưu lượng mưa cao nhất là Bắc Quang (4000 - 5000mm/năm) tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, HoànhSơn, Đèo Cả, Bảo Lộc, Phú quốc (3000 - 4000 mm/năm). Vùng mưa ít nh ất làNinh Thuận và Bình Thuận (600 - 700 mm/năm). Lượng mưa ch ủ y ếu vào mùamưa (chiếm tới 85-95% tổng lượng mưa), những tháng mùa đông lượng m ưa ít,thường là mưa phùn, không tạo thành dòng chảy. Nước mưa vẫn được coi là nước sạch và tinh khiết. Thật ra, vấn đềsạch chỉ là khái niệm tương đối. Các nhà nghiên cứu đã xác đ ịnh r ằng: Khi r ơitừ trên độ cao là 1000m xuống phía dưới, 1 giọt nước mưa (có khối l ượng 50mg) đã rửa tới 16,5lít không khí. Vì vậy, nước mưa ở đầu cơn thường có nhi ềutạp chất do việc hấp thụ các hoá chất và vi sinh vật sẵn có trong không khí, b ởicác nguyên nhân: - Gió cuốn bề mặt nước thiên nhiên, các hạt nước có muối (nh ững vùngbiển và gần biển) - Một số sản phẩm của núi lửa bay trong các tầng không khí. - Các tia lửa của sấm sét kết hợp N2 với O2 thành NO và NO2 - Các chất thải công nghiệp có thể bay hơi làm ô nhiễm không khí - Các bụi phóng xạ làm ô nhiễm không khí do các vụ thử hạt nhân, sự cốcủa các nhà máy điện nguyên tử. Nước mưa còn bị ô nhiễm ở bề mặt của diện tích thu h ứng và máng d ẫn,ống dẫn, bởi bụi bặm, lá cây mục, phân chim chóc và thú nh ỏ... các ph ương ti ệndự trữ nước mưa bị bẩn, không có nắp đậy... hoặc dưới tác d ụng c ủa ánh n ắngsẽ sinh rêu trong nước và thành bể, nướcdễ bị ô nhiễm thành môi trường thuậnlợi cho vi khuẩn phát triển. Sau khi loại bỏ nước mưa đầu, nước mưa thu được có chất lượng tốt hơn,nhất là khi mưa lớn, nồng độ các muối hoà tan sẽ giảm dần đi và chất, bởi vì lúcnày các thiết bị thu hứng và dẫn nước cũng đã sạch hơn. Tuy nhiên, ở nước mưa, hàm lượng fluor, iốt tương đối thấp so với tiêuchuẩn chất lượng nước dùng c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học thực hành kiến thức y học y học phổ thông y học dân tộc giáo trình y học sức khỏe môi trườngTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu Tỳ vị luận (Quyển trung)
65 trang 325 1 0 -
8 trang 297 0 0
-
500 bài thuốc đông y gia truyền trị bách bệnh: phần 2
241 trang 273 1 0 -
Bài giảng HSE – Sức khỏe, an toàn và môi trường công nghiệp
42 trang 253 2 0 -
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 253 0 0 -
9 trang 240 1 0
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 223 0 0 -
6 trang 199 0 0
-
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 198 0 0 -
Ebook Sổ tay an toàn thực phẩm (dành cho các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm): Phần 1
95 trang 194 3 0
Tài liệu mới:
-
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 302
4 trang 1 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh
4 trang 0 0 0